Webhook là gì?
Webhook là một công nghệ tiện dụng cho nhu cầu triển khai phản ứng sự kiện trên website. Đây là một công cụ mang đến giải pháp cho ứng dụng server-side có thể thông báo cho ứng dụng từ phía client-side nếu xuất hiện sự kiện phát sinh trên máy chủ. Nhờ đó, ứng dụng client-side sẽ không cần phải check ứng dụng server-side hay hỏi liên tục nữa.
Webhook hay còn được gọi là Reverse APIs, còn khi trong ứng dụng client-side thì được gọi là ứng dụng server-side. Quá trình hoạt động của Webhook thường sẽ phụ thuộc vào phản ứng sự kiện. Do đó, khi ứng dụng client-side cần phải không ngừng thăm dò ứng dụng server-side để có thể kiểm tra những sự kiện mới. Ứng dụng server-sive có thể gọi ứng dụng client-side bất cứ khi nào nếu server-side có thông tin mới báo cho client.
Các chức năng hỗ trợ của Webhook
Hiện tại, Webhook có 4 chức năng giúp hỗ trợ thiết kế website gồm thêm mới khách hàng, thêm mới đơn hàng, thêm mới sản phẩm và duyệt các đơn hàng.
Webhook là cuộc gọi lại được người dùng thực hiện và định nghĩa bằng HTTP. Thường nó hay được kích hoạt thông qua một số sự kiện như bình luận được đăng lên blog và đẩy mã vào kho lưu trữ. Nếu sự kiện xảy ra, trang nguồn sẽ có thể tạo ra yêu cầu HTTP đến URL được cấu hình cho Webhook.
Người dùng có thể định cấu hình chúng để tạo ra các sự kiện trên một trang web. Lúc này, có thể gọi hành vi trên một trang web khác. Việc sử dụng thường xuyên giúp kích hoạt những bản dụng cùng với hệ thống tích hợp liên tục. Trong một số trường hợp sẽ thông báo đến hệ thống theo dõi lỗi. Sở dĩ như vậy là bởi Webhook sử dụng HTTP, và thường nó sẽ được tích hợp vào các dịch vụ web mà không cần thêm cơ sở hạ tầng mới.
Cách tiêu thụ một Webhook
Để tiêu thụ được một Webhook thì việc đầu tiên các bạn cần làm đó là cung cấp cho nhà cung cấp một URL để gửi yêu cầu đến. Thường điều này sẽ được thực hiện thông qua API hoặc bảng điều khiển phụ trợ.
Các bạn sẽ phải thiết lập một URL trong ứng dụng của mình để họ truy cập được từ web công cộng. Thường phần lớn thì Webhook sẽ POST dữ liệu cho bạn dựa trên 1 trong 2 cách sau:
- XLM
- JSON thông thường
Khi này, nhà cung cấp sẽ cho bạn biết cách họ cung cấp và một lựa chọn nhất định về vấn đề này.
Làm thế nào để gỡ lỗi một Webhook?
Việc gỡ lỗi Webhook thực tế không đơn giản bởi nó không đồng bộ. Vì vậy, các bạn cần phải kích hoạt nó rồi chờ đợi để có thể nhận được phản hồi. Điều này sẽ khiến cho bạn phải chờ đợi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Dưới đây là những cách sẽ giúp bạn gỡ được lỗi một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
- Tiến hành giả định những yêu cầu thông qua một số công cụ hỗ trợ như Postman, URL.
- Kiểm tra những mã có sẵn trên máy thông qua công cụ ngrok
- Hiểu rõ những điều mà Webhook cung cấp bằng cách sử dụng công cụ RequestBin để thu thập được những yêu cầu này.
- Kiểm tra và xem lại tất cả lưu lượng bằng cách sử dụng công cụ Runscope.
Cách bảo vệ Webhook
Khi Webhook cung cấp dữ liệu đến URL có sẵn trong ứng dụng. Có khả năng người khác có thể tìm thấy được URL này và sau đó cung cấp cho bạn sai dữ liệu. Do đó, mọi người cần tránh không cho điều này xảy ra thông qua một số kỹ thuật. Cách đơn giản dễ thực hiện nhất là buộc các kết nối đến https.
- Người dùng cần thêm mã thông báo vào URL để nó đóng vai trò cho việc nhận dạng duy nhất.
- Tiếp theo là triển khai Basic Auth, điều này sẽ giúp bạn được thực hiện nhiều hơn và hỗ trợ rộng rãi hơn.
Đây là 2 cách tối ưu nhất để giúp bạn tránh được những cuộc tấn công. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là việc gửi mã xác thực auth với yêu cầu. Một cách khác là dựa theo những yêu cầu được nhà cung cấp ký tên theo yêu cầu họ đưa ra để bạn xác minh lại chữ ký ấy.
Nên sử dụng Webhook khi nào?
Webhook thường được các lập trình viên sử dụng để cập nhật những event theo thời gian thực giúp tối ưu tài nguyên tiêu hao. Do đó, công cụ này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ngoài ra, Webhook còn được sử dụng thông qua API trong trường hợp bạn không có API để bắt đầu hoặc API không thực sự tốt.
Nhờ đó, thông qua Webhook các bạn sẽ có thể tạo ra một giải pháp giúp cung cấp những dữ liệu mà ứng dụng cần. Từ đó, quá trình hoạt động sẽ trở nên trơn tru và nhanh chóng hơn. Tuy được đánh giá là linh động nhưng nếu bạn sử dụng công cụ này thường xuyên để call dữ liệu thì có thể bạn sẽ không lấy được những bản cập nhật mới khi hệ thống ngừng hoạt động vì một nguyên nhân đột xuất nào đó.
Những lưu ý khi sử dụng Webhook
Ngoài ra, khi sử dụng Webhook các bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
Thường Webhook sẽ cung cấp dữ liệu cho application của bạn và ngừng quan tâm ngay sau khi được yêu cầu. Điều này có nghĩa là nếu ứng dụng bị lỗi thì các dữ liệu đã lưu trữ sẽ bị mất.
Nếu khi ứng dụng của bạn thực hiện xử lý mà gặp phải lỗi thì các dữ liệu sẽ có thể bị trùng lặp ngay trên ứng dụng của bạn. Chính vì vậy, các bạn cần nắm rõ cách nhà cung cấp Webhook xử lý những phản hồi để có thể chuẩn bị tốt nhất cho những trường hợp có thể xảy ra trong ứng dụng.
Webhook có thể hỗ trợ rất nhiều yêu cầu. Khi nhà cung cấp có nhiều yêu cầu cần gửi đến khách hàng liên tục hay cần thực thi các event. Điều này có khả năng dẫn tới tình trạng DDosing.
Webhook là một phần cực kỳ quan trọng trong Website và được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Công cụ này giúp cho ứng dụng của bạn truyền tải dữ liệu liền mạch và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tạo kết nối Webhook với các ứng dụng của chính mình. Qua đó, giúp cho quá trình tìm hiểu ý nghĩa của Webhook trở nên dễ dàng hơn. Hi vọng thông qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu được Webhook là gì cũng như cách sử dụng công cụ này.