Mỗi khi đăng tải các bài lên trên trang web hay các trang mạng xã hội, chúng ta thường được nhắc là gắn tag, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ được tag là gì và nắm được vai trò đặc biệt của tag trong những bài đăng chưa? Hãy cùng KhoADS tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
Tag là gì?
Tag dịch sang tiếng Việt nghĩa là nhãn dán. Đối với kinh doanh, tag là tên của thương hiệu, hàng hoá hay giá cả được gắn vào các sản phẩm. Bên canh đó, tag còn được dùng là từ để mô tả hành động gắn thẻ thông tin vào bất kỳ một vật nào đó nói chung.
Tag ở những kênh trực tuyến như trang web, Facebook, YouTube thông thường được dùng trong những bài đăng, bình luận… với mục đích gây sự chú ý của người xem, từ đó biết đến mình và tương tác với bài đăng.
Trong website, thẻ tag đặc biệt còn được dùng với mục đích nhóm những bài viết có cùng chủ đề với nhau. Các bài viết có thể có từ nhiều danh mục (category) khác nhau nhưng vẫn có cùng một chủ đề liên quan thì sẽ được gắn tag để người xem có thể tiện đọc và theo dõi. Các tag này sẽ thường được đặt ở cuối mỗi bài viết.
Vai trò của tag trên những kênh online
Tag không thể tự nhiên mà được ưa chuộng và sử dụng nhiều trên các kênh online từ website đến mạng xã hội đến như vậy. Sở dĩ là vì đối với mỗi kênh, tag đóng vai trò quan trọng đặc biệt và phù hợp với cả người dùng và người quản trị. Các vai trò đó cụ thể như sau:
1. Tag Facebook
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được tag ở khắp nơi trên Facebook từ bài viết, bài chia sẻ cho đến những bình luận. Tag được dùng như là một hành động giúp gây chú ý, tăng tương tác và đó cũng là một cách dùng nhằm duy trì mối quan hệ của mình trong thời đại mạng xã hội lên ngôi như thời điểm hiện tại.
Khi sử dụng tag ở những bài đăng hay bình luận, điều này sẽ khiến đối tượng được tag (nhắc đến) nhận được thông báo, sẽ được cập nhật liên tục bất kỳ thông tin nào tại những nội dung họ được tag này. Hơn nữa, các bài viết được gắn tag sẽ còn được hiển thị trên trang cá nhân của người được tag. Khi đó, khi bất kỳ ai vào xem trang cá nhân của người được tag tên đều sẽ nhìn thấy được các bài viết đó.
Việc sử dụng tag trên bài đăng Facebook sẽ giúp đẩy mạnh tương tác của các bài viết này, sở dĩ là do bài đăng sẽ được biết rộng rãi hơn, lượt like, view, share sẽ cao hơn những bài đăng bình thường khác. Hiệu ứng lan rộng này sẽ còn được đẩy lên mạnh mẽ hơn nếu như người được tag là người có tầm ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội.
Đây cũng là lý do có rất nhiều người đã tìm cách tận dụng triệt để việc để tag ở các bài đăng mạng xã hội của mình. Thế nhưng nếu bạn đang kinh doanh thì khi bán hàng, việc gắn tag cần được cân nhắc và lựa chọn đúng đắn nếu như không muốn bị ảnh hưởng bởi phản ứng ngược của nó.
Xem thêm:
- Bí quyết bán hàng online trên Facebook thu lợi nhuận cao
- Cách tăng tương tác Facebook hiệu quả
2. Tag Website
Có không ít người không nắm được rõ vai trò của tag nên đã bỏ qua việc sử dụng tag trong những nội dung của mình khi đang sở hữu website. Như đã được đề cập ở trên, tag trong website được dùng với mục đích tổng hợp các nội dung có cùng chủ đề, hay có liên quan lại với nhau giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi nội dung trên trang web của bạn.
Tag và category (danh mục) là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có rất nhiều người nhầm lẫn. Thường tên danh mục sẽ được đặt theo từ khoá có volume cao, đối với các từ khoá có volume thấp hơn sẽ được chọn để đặt cho tag. Đây cũng là một cách những SEOer tối ưu từng ngày, bởi vì nếu không dùng quá nhiều danh mục trên website nhằm đẩy thứ hạng của từ khoá thì tag sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Đa số tag trên trang web có đặc điểm như sau:
- Các nội dung được gắn cùng với một tag sẽ xuất hiện tại trang tag.
- Tag thường được đặt ở cuối bài viết.
- Ở vài trường hợp, tag được gắn link trong bài viết.
- Một tag sẽ gồm nhiều bài viết đến từ những danh mục khác nhau.
- Tag đứng độc lập, không phân biệt giữa tag lớn hay tag con.
Ngoài ra, việc dùng tag trong các bài blog trên trang web cũng là một cách để giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn, gia tăng tỷ lệ time-on-site, hỗ trợ chuyển đổi một cách hiệu quả, tăng độ uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đồng thời nâng cao lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
3. Tag YouTube
Tag Youtube thường sẽ xuất hiện ở phần mô tả của video trên kênh. Việc sử dụng tag YouTube giúp nền tảng này nhận diện nội dung và chủ đề mà video bạn đang muốn hướng tới. Việc này sẽ tạo ra một mạng lưới liên kết những video của bạn với những video có cùng chủ đề, giúp mang đến cho video của bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với người dùng hơn.
Bên cạnh đó, việc dùng thẻ tag YouTube giúp các video của bạn được sắp xếp một cách khoa học, dễ quản lý và cũng dễ tìm kiếm hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt từ khoá SEO YouTube của bạn bị sai chính tả thì việc bạn cần làm chỉ là thêm tag cho từ khoá đó là đã có thể cải thiện được thứ hạng của video và từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm rồi.
Mặc dù tag YouTube hiện nay không còn đóng vai trò quan trọng như đã từng trước đây. Thế nhưng nếu bạn có kế hoạch phát triển kênh YouTube chuyên nghiệp thì việc dùng tag chính là một phương án an toàn, giúp mang lại hiệu quả bền vững trong thời gian dài.
Những lưu ý khi dùng tag
Tag hiện nay được dùng như một phần tất yếu của website. Nhưng vì việc tạo tag mới quá dễ dàng mà dẫn đến việc người quản trị nội dung website không thể kiểm soát được số lượng tag của trang. Chính vì thế, rất nhiều tag không được chuẩn hoá và cũng được gắn đúng nội dung khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu.
Dưới đây là một số lỗi bạn thường gặp khi sử dụng tag trên trang web:
- Tag không có ý nghĩa
- Những tag có nội dung tương tự nhau
- Tên tag trùng với các category
- Nội dung gắn quá nhiều tag
- Nội dung bài viết và tag không liên quan đến nhau
Ví dụ:
- Hai tag giống nhau: Thiết kế website kinh doanh – thiết kế web kinh doanh/ Giao diện mỹ phẩm – giao diện mỹ phẩm chuyên nghiệp…
- Nội dung gắn quá nhiều tag không liên quan: Cửa hàng bán lẻ – thiết kế giao diện web – bán hàng trên Facebook – Tối ưu website – kinh nghiệm kinh doanh – câu chuyện thành công…
Đó đều là những lỗi tag thường gặp, thế nên bạn hãy kiểm tra danh sách thẻ tag ngay hôm nay để xem trang web của mình có đang mắc phải những lỗi tương tự không để điều chỉnh kịp thời nhé.
Cách tạo thẻ tag trên website
Cách thêm, xóa thẻ tag trên mạng xã hội Facebook và YouTube thì có vẻ đã quá quen thuộc với người dùng. Vậy nên KhoADS sẽ hướng dẫn bạn cách làm sao để tạo thẻ tag trên trang quản trị trang web một cách đơn giản và hiệu quả trong 5 bước.
- Bước 1: Vào trang quản trị website => Chọn mục “bài viết”
- Bước 2: Ở mục “bài viết” bạn chọn mục “thẻ/ thẻ tag”
- Bước 3: Tại giao diện này nhấp chọn “thêm thẻ”
- Bước 4: Điền đầy đủ tên thẻ tag, đường dẫn tĩnh, meta title – meta description (nếu cần) và sau đó chọn “thêm”
- Bước 5: Gắn thẻ tag vào tất cả các bài viết liên quan đến thẻ tag mới tạo.
Nếu bạn muốn xoá hay chỉnh sửa thẻ tag, bạn vào mục “thẻ” –> ô tìm kiếm –> tìm thẻ tag muốn xoá –> sau đó chọn “xóa” hoặc chỉnh sửa.
Đó là toàn bộ thông tin KhoADS giúp bạn giải đáp thắc mắc về tag là gì, vai trò của tag đối với website, Facebook, YouTube và một số lưu ý khi dùng tag. Hy vọng bài viết này đã cho bạn được một cái nhìn tổng quan hơn về tag.