Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là gì? SSL được viết tắt của Secure Sockets Layer là tiêu chuẩn công nghệ bảo mật toàn cầu cho phép tạo ra một liên kết được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (Web Server) và trình duyệt (Browser). Liên kết này đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt luôn duy trì một cách riêng tư, an toàn và bảo mật.
Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho hàng triệu website trên toàn thế giới. Nó giúp bảo vệ dữ liệu được truyền đi trên môi trường Internet được riêng tư và an toàn.
Chứng chỉ bảo mật SSL cài trên website của cho phép người dùng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website. Nhờ đó đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và người dùng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp. Cũng chính vì thế mà chứng chỉ SSL rất cần thiết với những website doanh nghiệp và website bán hàng.
SSL là gì và có bao nhiêu loại? SSL hiện đang có các loại cơ bản như:
- Domain Validation – DV SSL: Chứng chỉ SSL để chứng thực tên miền. Website này đã được mã hóa để tránh tin tặc tấn công.
- Organization Validation – OV SSL: Chứng chỉ SSL để chứng thực các tổ chức được uy tín được đánh giá cao và có độ tin cậy.
- Extended Validation – EV SSL): Chứng chỉ SSL mở rộng để tăng độ tin cậy đến mức cao nhất cho website.
- Wildcard SSL: Chứng chỉ dành riêng cho những website có nhiều subdomain khác nhau.
- UC/SAN SSL: Chứng chỉ SSL bảo mật cao cấp. Với chứng chỉ này có thể bảo mật đến 210 tên miền chỉ với một chứng thư số.
SSL miễn phí sẽ chỉ có một số chứng chỉ cơ bản. Với những chứng chỉ cần uy tín, chuyên nghiệp và bảo mật cao sẽ cần đến chứng chỉ có phí.
Giao thức bảo mật SSL
Chứng chỉ bảo mật SSL được cung cấp bởi tổ chức CA (Certificate Authority). Đây là tổ chức đáng tin cậy chuyên phát hành chứng chỉ xác minh các trang web để người dùng biết họ đang truy cập vào trang web uy tín. Sứ mệnh của công ty là làm cho Internet trở thành một nơi an toàn hơn cho các tổ chức và người dùng. Điều này có nghĩa là CA đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo mật kỹ thuật số.
Tìm hiểu thêm về chi phí và cách mua chứng chỉ SSL của KhoADS
Các trang web được tạo ra bởi các đơn vị kém chất lượng và không uy tín sẽ có những biểu hiện sau:
- Thiết kế giống với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường
- Tốc độ tải trang rất chậm, thậm chí không load
- Không được đăng ký bảo mật, an toàn SSL
- Không được tối ưu chuẩn SEO
Liệu những yếu tố trên có trong trang web của bạn? Biểu hiện sẽ rõ ràng nhất chính là vị trí của web trên công cụ tìm kiếm. Như vậy tại sao bạn vẫn nhắm mắt cho qua? Thời đại internet bùng nổ, đặc biệt là tính năng AI đang rất rầm rộ từ đầu năm 2023. Nhưng bạn vẫn không nâng cấp web của mình?
Đây là khách hàng của chúng tôi không chưa thực hiện xây dựng trang web. Etalk là trung tâm dạy tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1. Nhưng ngay thời điểm đó rất nhiều đối thủ đã có mặt trên thị trường trước đó và phát triển vững mạnh. Thiết kế web của họ khó tiếp cận đến các học viên.
Và đây là sự thay đổi khi của Etalk khi đồng hành cùng KhoADS. Chúng tôi tôi đã tạo ra những con số mà trước đây họ chưa bao giờ chạm tới.
->Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy website của bạn bị xâm nhập và cách xử lý
Cách hoạt động của SSL là gì?
SSL là gì và hoạt động như thế nào? SSL hoạt động thông qua việc sử dụng mã khóa công khai để truyền dữ liệu an toàn giữa máy chủ và trình duyệt. Thông thường, mã khóa công khai bao gồm khóa riêng và khóa công khai. Các khóa này rất cần thiết trong việc mã hóa và giải mã dữ liệu một cách tương ứng.
Cách thức hoạt động của SSL như sau: Khi người dùng kết nối với một trang web có sử dụng dịch vụ SSL, ứng dụng của người dùng sẽ yêu cầu khóa công khai của máy chủ để đổi lấy khóa công khai của chính nó. Việc trao đổi khóa công khai này là cách để cả hai bên mã hóa các tin nhắn mà chỉ bên kia mới đọc được.
Hiểu một cách đơn giản, khi người dùng gửi tin nhắn đến máy chủ, ứng dụng của người dùng mã hóa tin nhắn bằng cách sử dụng khóa công khai của máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ sử dụng khóa riêng của chính nó để nhận tin nhắn của người dùng và giải mã nó. Tin nhắn được gửi trở lại trình duyệt cũng được mã hóa theo cách tương tự bằng cách sử dụng khóa công khai do ứng dụng của người dùng tạo.
Các thành phần của chứng chỉ SSL
Các thành phần của SSL là gì? Mỗi loại SSL sẽ có những thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung các loại SSL đều có những thành phần cơ bản sau:
- CSR (Certificate Signing Request): Là đoạn text chứa thông tin của chủ sở hữu tên miền được mã hóa và được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ SSL để xác nhận.
- CRT (Certificate): Là thành phần được trả về cho người đăng ký sau khi CSR được xác nhận. Nếu CSR được tạo ra với mục đích là làm cho nhà cung cấp SSL tin cậy website với thông tin được mã hoá mà nó chứa, thì CRT là cái để trình duyệt tin tưởng.
- Khóa riêng (Private Key): Là file mã hoá được sinh ra cùng lúc với quá trình tạo CSR. Hiểu đơn giản, khóa riêng là chìa khoá để mở khoá thông tin được mã hoá ở CRT.
- CA (Certificate Authority hoặc Certification Authority): Là cơ quan hay tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL.
Vai trò của SSL Certificate là gì?
Vì là một chứng chỉ bảo mật dữ liệu được truyền đi trên môi trường internet nên việc thiết lập SSL cho website mang lại rất nhiều lợi ích cho cả website đó và người dùng. Một số lợi ích có thể kể đến của chứng chỉ SSL đó là:
SSL mã hóa thông tin
Khi thiết lập SSL cho website, các thông tin được truyền đi giữa các thiết bị sẽ được mã hóa và không thể đọc được ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Nhờ đó mà hacker và những kẻ lấy cắp không thể đọc hay lấy trộm thông tin. Các thông tin được mã hóa có thể là bất cứ thứ gì, chẳng hạn như thông tin trên thẻ tín dụng, mật khẩu,…
SSL cung cấp tính xác thực
SSL là gì và SSL cung cấp tính xác thực như thế nào? Nhà cung cấp SSL đáng tin cậy sẽ chỉ cấp một chứng chỉ SSL cho website được xác nhận đã vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính. Việc này nhằm tránh trường hợp kẻ xấu có ý đồ mạo danh website của công ty uy tín nào đó để ăn cắp thông tin của người dùng.
SSL giúp tăng uy tín cho website
SSL là gì và tại sao SSL lại giúp tăng tuy tín cho Website? Với chứng chỉ SSL, các trình duyệt web sẽ thông báo cho người dùng những tín hiệu để biết rằng họ đang truy cập vào một trang web uy tín. Đó có thể là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng website của bạn hơn và tăng khả năng mua hàng, gắn bó với website.
SSL hỗ trợ cho SEO
Google đã công bố rằng HTTPS là một tiêu chí để xếp hạng website. Nghĩa là khi đưa ra kết quả cho người tìm kiếm, Google sẽ ưu tiên xếp hạng cho các trang web có SSL hơn trang web cùng loại nhưng không có SSL. Chính vì thế, nếu website của bạn không đăng ký chứng chỉ SSL thì sẽ rất khó để có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm.
->Xem thêm: Local Attack là gì? Cách ngăn chặn tấn công Local Attack
Có nên sử dụng SSL miễn phí không?
SSL là gì và có nên dùng SSL miễn phí không? Dùng SSL miễn phí sẽ ảnh hưởng đến SEO. Google sẽ đánh giá không cao, mức index thấp. Đặc biệt là không thể xác định được danh tính của tổ chức, doanh nghiệp. Những chứng chỉ SSL miễn phí không thể đảm bảo được kẻ mạo dụng danh tính. Hầu hết các vấn đề liên quan đến bảo mật an ninh mạng sẽ cần nhiều chi phí. Chứng nhận SSL miễn phí sẽ chẳng thể bảo đảm hết quyền lợi và độ an toàn cho website của bạn.
Trong quá trình sử dụng giao thức SSL miễn phí còn có thể gây ra các lỗi như 404 trong quá trình mã hóa. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến một số lỗ hổng an ninh khác. Nếu đang cân nhắc có nên dùng SSL miễn phí không thì bạn nên tìm hiểu những vấn đề sau:
->Xem thêm Cách kiểm tra độ uy tín của website (độ an toàn của website)
Tiềm ẩn lỗ hổng bảo mật nên cảnh giác
SSL tiềm ẩn những lỗ hổng an ninh lớn khi bạn gán mã SSL không an toàn lên website. Mã hóa SSL miễn phí thì không một nhà chức trách, tổ chức nào có thể giúp bạn chịu trách nhiệm về pháp lý.
Ngay cả khách hàng của bạn cũng có thể bị tấn công bởi những thông tin mà họ đã lưu lại trên web của bạn. SSL miễn phí không có hợp đồng tư pháp. Không nên sử dụng những SSL miễn phí, nên mua SSL có phí.
Chi phí đăng ký chứng nhận SSL thấp, không nên dùng SSL Free
Chi phí cho SSL có phí khoảng 500.000/năm. Đây là mức phí khá lý tưởng để tăng độ bảo mật cho website của bạn. Đừng nên dùng SSL miễn phí để khi mất thông tin của khách hàng, dữ liệu của web bạn còn phải đối mặt với nhiều khoản chi phí khác hơn nữa.
SSL có phí mang đến rất nhiều tính năng bảo mật. Những website có chứng chỉ SSL chuyên nghiệp luôn nhận được sự tín nhiệm cao hơn của khách hàng. Doanh số bán hàng, khả năng truy cập để tăng lượt view đều cao hơn.
Giao thức SSL có phí giảm bớt các rủi ro không đáng có
SSL có phí sẽ đảm bảo tránh được những rủi ro không đáng có. Doanh nghiệp sẽ an tâm về quá trình hoạt động website của mình. Google cũng đánh giá cao hơn để đảm bảo tăng thứ hạng dễ dàng cho website của bạn.
Liệu chúng ta nên dùng phiên bản SSL nào cho website của mình? Khi bạn đã nghiên cứu sâu về SSL thì bạn sẽ thấy SSL miễn phí sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Tìm hiểu sâu hơn về SSL miễn phí và có phí khác nhau ở những điểm nào sẽ tăng thêm nhận định về 2 loại chứng chỉ này cho bạn.
SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau ra sao?
SSL là gì và sự khác nhau giữa SSL miễn phí, SSL trả phí? SSL miễn phí và trả phí có rất nhiều sự khác biệt. So sánh sự khác biệt đó để bạn dễ dàng biết được mình nên chọn chứng chỉ bảo mật an ninh loại nào.
- SSL có phí an toàn hơn SSL miễn phí. SSL miễn phí không có bất cứ thủ tục pháp lý nào để đảm bảo an toàn về pháp luật khi có sự cố xảy ra.
- Mỗi SSL miễn phí chỉ có thể bảo vệ trang web trong vòng 99 ngày. Các chứng chỉ SSL có phí có thể bảo vệ một lúc nhiều trang web với thời 1 năm hoặc lên đến 5 năm.
- SSL có phí cung cấp dấu chứng nhận trang an toàn để tăng thêm niềm tin cho khách hàng. SSL miễn phí không đảm bảo được độ tin cậy từ Google lẫn khách hàng.
- Chứng chỉ SSL có phí được ví như một bức tường lửa trong an ninh mạng và khả năng bảo vệ trước phần mềm độc hại. Điều này ở SSL miễn phí sẽ không đạt được.
- SSL miễn phí sẽ không thể chống DDoS và tăng tốc độ cho website. Chỉ có SSL có phí chuyên nghiệp mới có thể làm được điều này.
- Tính năng sao lưu website sẽ bảo vệ tính liên tục của doanh nghiệp cũng chỉ có ở SSL có phí.
Có thể thấy, chứng chỉ SSL đóng vai quan trọng đối với một website. Với nhu cầu bảo mật thông tin ngày càng cao hiện nay thì việc thiết lập SSL cho website là rất cần thiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được SSL là gì và vai trò quan trọng của nó trong việc bảo mật thông tin. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về chứng chỉ SSL và các kiến thức liên quan tới website tại trang web của KhoADS.