Tổng quan Shopify và WordPress
Thông tin nền tảng Shopify
Shopify là gì?Shopify là công cụ xây dựng website thương mại điện tử phổ biến mà các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng để xây dựng cửa hàng trực tuyến hoặc bán sản phẩm trên thị trường hoặc nền tảng truyền thông xã hội của bên thứ ba. Shopify cũng bán phần mềm điểm bán hàng (point-of-sale) hoặc POS mà các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng trong cửa hàng truyền thống của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn cần một giải pháp thương mại điện tử tối ưu tất cả trong một, Shopify là lựa chọn tốt nhất bạn cần.
✅Ưu điểm
- Thư viện theme đa dạng: Shopify gói cơ bản có 12 mẫu theme chuyên nghiệp và lên đần 149 theme với các gói trả phí cao cấp. Đáp ứng hiển thị trên cả desktop lẫn các thiết bị di động ở tất cả các giao diện.
- An toàn dữ liệu và bảo mật cao: Sở hữu đội ngũ an ninh mạng cho riêng mình, đảm bảo an toàn dữ liệu toàn hệ thống. Các thông tin cá nhân và dữ liệu giao dịch được thực hiện ở các ứng dụng tích hợp thanh toán trên Shopify cũng được bảo vệ hoàn toàn.
- Cửa hàng tiện ích mở rộng: Có sẵn một kho ứng dụng riêng cung cấp hơn 1,200 plugin và tiện ích cho doanh nghiệp mà không cần bên thứ ba. Các plugin tích hợp cho website bao gồm các phiên bản cao cấp trả phí và những plugin cơ bản miễn phí.
- Tên miền website linh hoạt: Khi bạn xây dựng trang web trên Shopify, bạn sẽ nhận được một tên miền riêng cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, bạn cũng có quyền quản lý và tùy chọn tên miền khác cho trang web với cửa hàng tên miền trên hệ thống Shopify.
- Công cụ phân tích: Bao gồm công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, mức tồn kho và báo cáo phân tích về hành vi của người dùng truy cập website. Nhờ các số liệu đó, doanh nghiệp biết được hiệu suất của trang web cũng như lên kế hoạch marketing phù hợp.
- Đội ngũ hỗ trợ 24/7: Không những được cấp toàn quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp còn có thể tương tác trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của Shopify qua hotline hoặc email suốt 24/7.
❌Nhược điểm
- Phí giao dịch cao: Mặc dù hỗ trợ nhiều ứng dụng thanh toán khác nhau nhưng bạn cần Shopify Payments, nếu không sẽ phải mất phí từ 0,5% – 2% cho mỗi giao dịch khi thanh toán như PayPal, Stripe,…
- Khó tùy chỉnh các theme: Tuy đa dạng theme, nhưng không dễ tùy chỉnh theo ý bạn. Shopify đã tạo ra ngôn ngữ PHP của riêng mình có tên là Liquid mà họ sử dụng để tạo các theme.
- Không có Email Hosting: Web hosting được bao gồm trong tất cả các gói mà Shopify cung cấp nhưng không đảm bảo an toàn về lưu trữ email. Điều đó bạn không thể có email có tên cửa hàng của mình như sau: info@myshopname.com.
Nhìn chung, khi bạn xem xét ưu và nhược điểm của Shopify, đây là một nền tảng thương mại điện tử rất thân thiện với người dùng với nhiều tính năng và ưu điểm nhiều hơn nhược điểm. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bắt đầu bán sản phẩm trực tuyến.
Thông tin nền tảng WordPress
WordPress là gì?WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng blog và trang web, các công cụ tạo và xuất bản. WordPress hiện chiếm hơn 33% trang web. Nó trao quyền cho người dùng xây dựng và duy trì blog, trang web và các dịch vụ nội dung kỹ thuật số khác bằng hệ thống tạo khuôn mẫu tích hợp, cơ sở dữ liệu MySQL, plugin,… WordPress là một nền tảng linh hoạt hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ xây dựng và quản lý trang web của họ một cách hiệu quả.
Xem thêm các theme WordPress website bán hàng TẠI ĐÂY
✅Ưu điểm
- Tùy chỉnh giao diện: Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mọi theme từ bộ sưu tập theme. Nền tảng WordPress cho phép thiết kế giao diện theo hướng cá nhân hóa các mục trên website của mình, bao gồm: phần đầu trang (Header), chân trang (Footer), trang thanh toán, trang sản phẩm,…
- Các tùy chọn plugin đa dạng: Các plugin của nền tảng này có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa những hoạt động phức tạp giúp bạn tối ưu được các công việc quản lý cửa hàng trực tuyến của mình.
- Dễ dàng thêm bớt các sản phẩm: WordPress – WooCommerce, doanh nghiệp có thể xây dựng cửa hàng trực tuyến bán đa dạng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập mới các sản phẩm của mình và dễ dàng thêm – xóa bớt sản phẩm trên trang đơn giản.
- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Theo dõi mức tồn kho và quản lý hàng tồn kho theo ngày dễ dàng ngay trên giao diện người dùng. Nhờ đó, tiết kiệm được thêm thời gian trong giai đoạn theo dõi, kiểm kê hàng hóa sẽ không gặp phải nhiều sai sót và trực quan hơn rất nhiều.
- Áp dụng nhiều tiện ích mở rộng: Bao gồm tiện ích miễn phí và trả phí để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Cách thêm bớt tiện ích đơn giản cũng là điểm cộng cho tính năng này.
❌Nhược điểm
- Hạn chế nhiều tính năng: Mục đích của nền tảng này chủ yếu là một hệ thống quản trị nội dung, dạng blog. Nên khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng viện bạn triển khai WordPress sẽ gặp nhiều hạn chế.
- Mã nguồn mở: Mã nguồn mở có cả ưu điểm và nhược điểm. Nguồn mở “thân thiện” với hacker; trang web của bạn dễ bị tấn công nếu bạn sử dụng các chủ đề và plugin không an toàn.
- Yêu cầu về dịch vụ Hosting lưu trữ: WordPress có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên và một số tính năng nhất định phải được cài đặt trước khi chạy. Bạn có thể cần một máy chủ khá mạnh, đặc biệt nếu bạn có nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của mình.
- Bảo trì, cập nhật liên tục: WordPress thường được cập nhật và bảo trì thường xuyên để loại bỏ các lỗi và lỗi bảo mật, đặc biệt là vì nền tảng này đang có rất nhiều tính năng và chức năng bổ sung mà hầu hết các website vẫn chưa sử dụng. Mỗi lần cập nhật như vậy website của bạn sẽ bị ảnh hưởng hiệu suất hoạt động và doanh nghiệp phải luôn theo dõi để khắc phục sự cố kịp thời.
- Hệ thống quản lý khó dùng: Điều này có thể không đúng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối với những người đã quen với các dạng hệ thống quản lý nội dung khác, việc làm quen với WordPress có thể mất nhiều thời gian.
⇒Trên đây là những ưu và nhược điểm chính của nền tảng WordPress. Nếu bạn dự định sử dụng WordPress cho dự án web tiếp theo của mình, bạn nên lưu ý tất cả những điều được đề cập ở trên.
So sánh khác biệt giữa nền tảng thương mại điện tử Shopify và WordPress
Đối tượng sử dụng
Ở nền tảng Shopify: Vì hầu hết các tính năng chủ yếu liên quan đến bán hàng trực tuyến nên Shopify phù hợp nhất với các doanh nghiệp bán sản phẩm. Các công cụ quản lý hàng tồn kho của Shopify có thể giúp bạn điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử khối lượng lớn một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, tính năng đặt lịch hẹn không hiệu quả vì vậy đây sẽ không phải là lựa chọn tuyệt vời cho các nhà cung cấp dịch vụ.
WordPress: Được sử dụng rộng rãi để xây dựng các trang web và blog. WordPress thường được dùng như một hệ thống quản lý nội dung, có thể dùng để tạo blog sáng tạo, trang thông tin, website bán hàng trực tuyến thông qua các plugin. Tuy nhiên, nó không đa dạng và không chuyên sâu như nền tảng Shopify. Do đó, WordPress phù hợp với các công ty Startup có ngân sách và các doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ muốn website của mình có nhiều tiện ích và sự sáng tạo mạnh mẽ trong thiết kế giao diện.
Giá cả sử dụng nền tảng
Shopify cung cấp ba gói dịch vụ chính, gói dùng thử miễn phí 3 ngày. Ngoài ra, Shopify Starter (cho phép bạn bán sản phẩm thông qua các kênh nhắn tin và mạng xã hội) và Shopify Plus (gói cấp doanh nghiệp được bán theo báo giá theo báo giá). Khi sử dụng Shopify, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm thử miễn phí 3 ngày và được sử dụng phần mềm với mức giá chỉ $1 trong 3 tháng đầu. Sau khi kết thúc thời gian này, nếu doanh nghiệp mua gói dịch vụ đăng ký theo năm thì sẽ được giảm giá 25%. Mức giảm này sẽ áp dụng cho toàn bộ các gói dịch vụ dưới đây.
Nếu so sánh Shopify và WordPress thì WordPress là một nền tảng hoàn toàn miễn phí dành cho người dùng. Tuy nhiên, để có thêm các tính năng của trang web thương mại điện tử thì cần các chi phí nhất định sau đây:
- Chi phí tên miền là $12/năm.
- Chi phí lưu trữ WordPress giá khoảng từ $3,95/tháng.
- Chi phí bảo mật hệ thống giá từ $50, tính phí liên tục hoặc tính trong một lần.
- Chi phí dành cho nhà phát triển giá sẽ từ $50/giờ.
Do là một nền tảng mã nguồn mở, các theme ứng dụng và plugin tùy chỉnh do bạn chọn cũng ảnh hưởng đến chi phí bạn bỏ ra cho nền tảng này, cụ thể:
- Các theme trả phí giá từ $30.
- Các plugin giá từ $0 – $1000.
Mặt khác, plugin WooCommerce của WordPress sẽ được sử dụng hoàn toàn miễn phí.
⇒Ban đầu bạn sẽ cảm thấy Shopify có vẻ đắt hơn nhưng đây là gói trọn gói, khi bạn sử dụng, mọi thứ bạn cần đều được bao gồm trong gói và đảm bảo hiệu quả làm việc, không phát sinh nhiều chi phí. Với WordPress khởi đầu sẽ là lựa chọn thân thiện với ngân sách hơn, cho đến khi bạn nhận ra rằng mình cần phải trả tiền cho mọi thứ, từ hosting đến các plugin.
Template website
Để bạn có được các mẫu chất lượng, đẹp nhất, phù hợp nhất, ở cả hai nền tảng bạn đều cần nâng cấp gói dịch vụ. Các template của Shopify đạt tiêu chuẩn cao, phù hợp với nhiều đối tượng mà không cần chỉnh sửa nhiều ngay từ đầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm những template website ĐẸP – CHUẨN – CHỈNH phù hợp với thương hiệu và doanh nghiệp, gói dịch vụ Thiết kế website bán hàng tại KhoADS sẽ giải quyết mọi vấn đề cho bạn. Liên hệ ngay ZALO -795678511 hoặc vào nút dưới đây để nhận nhiều ưu đãi và được hỗ trợ tốt nhất.
Ở khía cạnh này, WordPress cung cấp hơn 1.000 chủ đề. Ngoài ra còn có nhiều chủ đề khác mà các plugin tự cung cấp hoặc do các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra. WordPress gần đây đã cải thiện vấn đề này trong phiên bản 6.3 với việc giới thiệu ‘Patterns’. Đây là các khối layout được tạo sẵn theo một số kiểu nhất định mà bạn có thể thêm và xóa dưới dạng một thành phần, đồng bộ hóa trên tất cả các trang khác của bạn.
Giao diện quản trị website
Shopify có giao diện thân thiện với người dùng, giúp bạn dễ dàng thiết lập và quản lý website. Không những vậy, Shopify còn sở hữu một hệ thống hosting và bảo mật an toàn. Shopify cung cấp cho bạn hosting đám mây, SSL, CDN, v.v. để đảm bảo website của bạn hoạt động nhanh, ổn định, và an toàn. Tuy nhiên, Shopify là một nền tảng dịch vụ, có nghĩa là bạn phải tuân theo các quy định và giới hạn của nó. Bạn không thể can thiệp sâu vào mã nguồn hoặc cấu trúc website của Shopify.
Còn với WordPress là một nền tảng mã nguồn mở, cho phép bạn tùy biến và điều chỉnh website theo ý muốn. Bạn có thể sử dụng các plugin, theme, code để thay đổi giao diện, chức năng, tốc độ, bảo mật, v.v. của website. Bạn không cần phải có nhiều kỹ năng kỹ thuật để sử dụng Shopify. Nhưng ở WordPress đòi hỏi bạn phải có kiến thức về code, hosting, bảo mật, v.v. WordPress yêu cầu bạn tự tìm và mua hosting, SSL, CDN, v.v. từ các nhà cung cấp khác, và phải tự quản lý và cập nhật chúng thường xuyên.
Tính dễ sử dụng
Mã hóa là điểm khác biệt lớn nhất giữa Shopify và WordPress. Không giống như WordPress, bạn không cần phải hiểu biết về mã nguồn và cần cài đặt thêm phần mềm cho phép bạn bán hàng trực tuyến. Với Shopify, tất cả các tính năng thương mại điện tử cần thiết đều được tích hợp sẵn, bạn có thể tạo và tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến mà không cần viết một dòng mã nào. Bạn có thể trực tiếp vào bảng điều khiển của Shopify và quản lý mọi việc liên quan đến cửa hàng trực tuyến của mình.
Ngoài ra, Shopify gần đây đã bổ sung thêm tính năng tích hợp AI dưới dạng Shopify Magic. Công cụ AI này tự động tạo mô tả sản phẩm cho bạn, giảm bớt gánh nặng về tinh thần và thể chất khi phải tự viết tất cả chúng. Bạn thậm chí có thể thay đổi giọng nói hoặc đưa ra hướng dẫn cụ thể như thêm biểu tượng cảm xúc.
WordPress phức tạp hơn một chút. Để bắt đầu, bạn sẽ cần biết cách viết mã – ở cấp độ cơ bản – để sử dụng nền tảng. Nó cũng không được thiết lập mặc định để bán hàng trực tuyến, vì vậy bạn sẽ cần cài đặt một vài plugin để chuẩn bị sẵn sàng cho trang web thương mại điện tử trên của mình hoạt động. Giống như Shopify, WordPress có bảng điều khiển tập trung riêng nơi bạn có thể quản lý trang web của mình. Bởi vì WordPress là một nền tảng rộng lớn nên nó có thể hơi choáng ngợp vì có quá nhiều công cụ và tùy chọn.
Khả năng tương thích trên thiết bị di động
WordPress tuy cung cấp nhiều theme và template website hơn, nhưng không phải tất cả đều hiển thị tốt trên thiết bị di động. Ngoài ra, những theme không do chính WordPress thiết kế còn bị hạn chế, có thể xung đột với nền tảng khi có bản cập nhật.
Đối với Shopify mọi template website, tất cả đều được responsive trên thiết bị di động, một cách tự động. Các bố cục trang web của bạn sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau như thiết bị di động hoặc máy tính bảng mà không cần thêm một hoạt động chỉnh sửa giao diện nào khác.
⇒Về phương diện này, Shopify có lợi thế hơn WordPress về khả năng responsive, vì Shopify cung cấp nhiều chủ đề và giao diện được thiết kế sẵn cho các cửa hàng trực tuyến. WordPress, ngược lại, yêu cầu bạn phải chọn một chủ đề đáp ứng hoặc sử dụng một plug-in như WPTouch để tạo ra một trang web thân thiện với thiết bị di động
Nền tảng thương mại điện tử
Shopify có nhiều tính năng và công cụ bán hàng chuyên biệt, như giỏ hàng, thanh toán, giao hàng, quản lý kho,… Shopify được thiết kế để phục vụ cho các cửa hàng trực tuyến, nên nó có thể đáp ứng nhu cầu của bạn tốt hơn WordPress. Shopify có các công cụ thương mại điện tử nội bộ riêng để bạn sử dụng, trong khi WordPress dựa vào các tính năng thương mại điện tử do plugin của bên thứ ba cung cấp.
WordPress không sinh ra với vai trò một cửa hàng trực tuyến ngay từ đầu. Nền tảng này cần phải cài đặt plugin để có các chức năng bán hàng, nhưng không đầy đủ và mạnh mẽ bằng Shopify. Có rất nhiều plugin thương mại điện tử hiện có – chẳng hạn như WooCommerce, Ecwid và BigCommerce – vì vậy điều quan trọng là phải dành chút thời gian đọc chúng trước khi quyết định sử dụng cái nào.
Phù hợp cho tối ưu SEO
Shopify và WordPress là hai nền tảng phổ biến để tạo website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, mỗi nền tảng có những ưu và nhược điểm khác nhau về khả năng tối ưu hóa SEO (Search Engine Optimization). Shopify cũng có một số ứng dụng SEO, nhưng không đa dạng và mạnh mẽ bằng WordPress. Shopify cũng có thể kết nối với một số công cụ SEO nhưng không phải tất cả.
WordPress có nhiều plugin hỗ trợ SEO tốt hơn Shopify. Ví dụ, bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để tạo và quản lý các thẻ tiêu đề, mô tả, từ khóa, đường dẫn, sitemap, v.v. một cách dễ dàng và hiệu quả. WordPress có thể tạo nhiều thể loại nội dung khác nhau, như blog, trang tĩnh, video, hình ảnh,… với mục đích thu hút để giữ chân khách hàng. Nội dung là một yếu tố quan trọng trong SEO, vì nó giúp website có nhiều từ khóa liên quan, tăng thời gian lưu trên trang, giảm tỷ lệ thoát,…
⇒Shopify cũng có thể tạo nội dung, nhưng không phong phú và linh hoạt bằng WordPress. WordPress có thể tích hợp với nhiều công cụ và dịch vụ SEO khác, như Google Analytics, Google Search Console, SEMrush, Moz, v.v. để theo dõi, phân tích, và cải thiện hiệu quả SEO của website.
≫Tìm đọc thêm: So sánh Shopify và BigCommerce
Nền tảng Shopify và WordPress? Nền tảng thương mại nào phù hợp với bạn?
👉Shopify là nền tảng hoàn hảo cho các trang web thương mại điện tử. Được thiết kế để trở thành một công cụ xây dựng website E-Commerce, Shopify cho phép bạn tạo một cửa hàng trực tuyến mà không cần phải thành thạo mã. Mọi tính năng của Shopify đều tập trung đem lại sự đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất cho quá trình vận hành cửa hàng trực tuyến. Shopify vẫn có các gói tính năng nâng cao như Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp quy mô kinh doanh lớn hơn.
👉Với WordPress, dù cần thêm một chút thời gian và công sức để thiết lập. Nhưng biết cách viết mã là một lợi ích giúp mở ra mức độ tùy chỉnh tốt hơn, nhiều tính năng hơn. WordPress trở nên lý tưởng cho những người bán hàng có chút hiểu biết về công nghệ. Bạn có thể tạo bất kỳ loại trang web nào với nền tảng WordPress. Mặt khác WordPress, cần một plugin như WooCommerce để bán trực tuyến nhưng mang lại cho bạn sự linh hoạt hoàn toàn đối với cửa hàng của mình. Đó là một nền tảng mạnh mẽ, đặc biệt nếu bạn có một số bí quyết kỹ thuật.
Shopify là lựa chọn phù hợp, nếu: | WordPress là lựa chọn phù hợp, nếu: |
|
|
Shopify và WordPress hứa hẹn là là những nền tảng tốt nhất về xây dựng website trực tuyến. Vẫn còn đó những ưu – nhược điểm riêng ở cả hai nền tảng. Việc bạn lựa chọn nền tảng nào sẽ phụ thuộc vào ngân sách, khả năng và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp bạn mong muốn đạt được. Từ đó, bạn có thể lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. KhoADS hy vọng những thông tin cung cấp phía trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình nền tảng thương mại phù hợp. Liên hệ chúng tôi qua dịch vụ Thiết kế website nếu bạn muốn KhoADS xây dựng giúp bạn một website chuyển đổi tốt và bán được hàng.