Khi các doanh nghiệp tìm kiếm những giải pháp công nghệ hỗ trợ vận hành, chắc hẳn cụm từ “On-premise” (Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ) ai cũng từng được nghe qua. Hoặc nếu đã từng sử dụng các ứng dụng như: SAP, Microsoft Office hay Adobe Creative, doanh nghiệp đã hiểu được phần nào tính năng của On premise. Như vậy On-premise là gì? Hiện tại thì liệu On-premise có phải là phần mềm tối ưu nhất cho doanh nghiệp? Cùng KhoADS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về giải pháp On premise
On premise là gì?
On-premise (phần mềm tại chỗ) là một giải pháp công nghệ hỗ trợ dành cho doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Đây là giải pháp được thiết lập dựa trên hệ thống máy chủ và hệ điều hành của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp dùng On-premise sẽ có thể tác động, duy trì cơ sở dữ liệu bên trong như một máy chủ vật lý thông thường.
Doanh nghiệp mua hoặc thuê phần mềm On-premise với tư cách là một người được cấp phép. Máy chủ sẽ được cài đặt phần mềm và hoạt động ở môi trường công nghệ thông tin (CNTT) của riêng doanh nghiệp.
Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng On-premise
On premise cho phép các doanh nghiệp toàn quyền trong việc kiểm soát dữ liệu. Chính vì thế, các doanh nghiệp buộc phải chịu trách nhiệm về tất cả rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đóng những chi phí liên quan đến phần mềm ví dụ như: phí chạy phần cứng/ phần mềm, phí phụ cấp dành cho nhân viên, phí sửa chữa, phí bảo trì,…
Ngoài ra, để có thể xây dựng được một mô hình On premise hoàn thiện, các doanh nghiệp cần sở hữu cho mình một đội ngũ IT chuyên nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp buộc phải đào tạo đội ngũ IT nội bộ hoặc tuyển dụng nếu muốn có được một quy trình vận hành hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Về vấn đề quyền lợi, On premise cho phép các doanh nghiệp truy cập phần mềm qua những ứng dụng từ máy tính để bàn hoặc giao diện người dùng . Đối với những dữ liệu nhạy cảm, doanh nghiệp có thể lưu trữ ở các ứng dụng từ máy tính. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp loại trừ được những các truy cập trái phép hoặc những “lỗ hổng” bảo mật.
Ưu điểm và hạn chế của On premise
Ưu điểm
- Chi phí dài hạn thấp: Bạn chỉ phải trả phí sở hữu một lần duy nhất khi sử dụng phần mềm On-premise. Mức phí này thấp hơn nhiều so với phí trả định kỳ khi sử dụng những phần mềm đám mây khác. Hơn nữa, On-premise có chi phí bảo trì hằng năm của cũng tương đối thấp.
- Toàn quyền truy cập: Người dùng on-premise được phép toàn quyền truy cập, quản lý và kiểm soát nguồn tài nguyên. Tính năng này vô cùng hữu ích đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chú trọng quyền riêng tư và bảo mật thông tin cao.
- Chính sách và thủ tục bảo mật chặt chẽ: On-premise hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tốt tính bảo mật. Các doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu trong trung tâm dữ liệu của riêng, sẽ không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ bên thứ 3.
- Tính độc lập cao: Doanh nghiệp không cần kết nối Internet nhưng vẫn có thể truy cập vào phần mềm On-premise. Tính năng này cực kỳ lý tưởng cho những nơi làm việc không có Internet hoặc có kết nối Internet không an toàn. Đặc biệt, người dùng không phải lo về việc tốc độ khi truy cập hệ thống.
Hạn chế
- Chi phí đầu tư phần cứng và cơ sở hạ tầng đắt đỏ: Khác với phí sở hữu và phí bảo trì, chi phí đầu tư liên quan đến máy chủ, không gian, mức tiêu thụ điện năng và những thiết bị khác tương đối cao.
- Đòi hỏi đội ngũ chuyên nghiệp: Với mô hình On-premise, doanh nghiệp bạn buộc phải có đội ngũ IT chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ. Họ sẽ giữ nhiệm vụ quản lý, kiểm soát những chính sách bảo mật mà do họ tự thiết lập.
- Khó khăn khi truy cập từ xa: On premise có bản chất là một phần mềm tại chỗ. Vì thế, doanh nghiệp bạn chỉ có thể truy cập dữ liệu ở các khu vực lân cận hoặc tại văn phòng. Để truy cập được các dữ liệu từ xa, doanh nghiệp phải trải qua những bước thiết lập phức tạp.
- Phát sinh chi phí: Trong quá trình vận hành, rất có thể bạn phải chi cho nhiều chi phí phát sinh khác từ phần mềm có thể kể đến như: phí cập nhật, phí điều chỉnh. Các khoản phí này giữ cho phần mềm được cải tiến thêm chức năng và hoạt động ổn định.
Điểm khác nhau giữa On-premise và Cloud
Triển khai
On premise: Nguồn tài nguyên sẽ được triển khai vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp một cách trực tiếp. Các doanh nghiệp có toàn quyền để cấp phép, truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu. Đặc biệt là mọi hoạt động này sẽ không bị tác động bởi bất kỳ từ bên thứ ba nào.
Cloud: Toàn bộ dữ liệu đều ở trên đám mây điện tử. Các doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm về những vấn đề như: lưu trữ, bảo mật và bảo trì. Thay vào đó, nhà cung cấp sẽ đảm nhiệm các vấn đề này. Khi áp dụng mô hình Cloud, các doanh nghiệp được cấp tài khoản và có thể truy cập vào dữ liệu vào bất kỳ thời gian nào.
Chi phí
On-premise: So với mô hình Cloud thì On-premise có phí bảo trì và sở hữu thấp hơn. Tuy nhiên, phí đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng lại cao hơn.
Cloud: Được xem là mô hình lưu trữ dữ liệu tiết kiệm nhất hiện nay. Các doanh nghiệp không cần vốn đầu tư ban đầu mà chỉ cần trả phí cho những tính năng mình đã sử dụng.
Tính năng kiểm soát, quản lý dữ liệu
On-premise: Cho phép doanh nghiệp bạn toàn quyền truy cập, kiểm soát, quản lý dữ liệu mà không phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Tuy nhiên, tính năng này lại đòi hỏi số lượng nhân lực lớn.
Cloud: Toàn bộ dữ liệu đều phải phụ thuộc vào bên thứ ba, hay nói theo cách khác đó là nhà cung cấp. Họ có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa dữ liệu. Nếu xảy ra sự cố, doanh nghiệp hoàn toàn trong thế bị động và chỉ chờ đợi giải pháp từ nhà cung cấp để giải quyết. Tuy nhiên, mô hình này lại không cần phải có quá nhiều nguồn nhân lực IT chuyên nghiệp.
Khả năng bảo mật
On-premise: Bởi vì phần mềm ở trong cơ sở của doanh nghiệp, thế cho nên On-premise có khả năng bảo mật khá cao. Hơn nữa, giải pháp này được thực hiện và điều phối trong một giới hạn Internet nhất định. Vì thế, chỉ có nhân viên nội bộ của các doanh nghiệp mới được quyền kiểm soát và quản lý các dữ liệu bảo mật.
Cloud: Độ bảo mật dữ liệu phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Vì vậy, các doanh nghiệp khi triển khai mô hình này cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín nhằm đảm bảo những tính năng bảo mật an toàn, mạnh mẽ và có giao thức phức tạp.
Nâng cấp phần mềm
On-premise: Các doanh nghiệp được phép tùy chỉnh phần mềm hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, hoạt động này khá phức tạp, thường sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi nhà sản xuất nâng cấp phần mềm, các doanh nghiệp cần điều chỉnh tất cả chi tiết đã được thiết lập trước từ đơn giản cho đến phức tạp.
Cloud: Các ứng dụng chạy trên Cloud sẽ tự động được nâng cấp mỗi khi nhà sản xuất cập nhật lên phiên bản mới. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào trong quá trình nâng cấp sản phẩm.
Đối với nhiều doanh nghiệp, để lựa chọn được một phần mềm phù hợp với quy trình và nhu cầu vận hành là một “bài toán dài hơi”. Mỗi phần mềm sẽ có mỗi ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, bạn hãy xem xét thật kỹ thực trạng của doanh nghiệp của mình nhằm chọn lựa phần mềm phù hợp nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về On-premise
Doanh nghiệp cần làm gì nếu muốn nâng cấp On-premise?
Để nâng cấp hệ thống, đội ngũ IT cần thiết lập lại những tùy chỉnh doanh nghiệp đã thiết lập trước đó cho từng máy cá nhân trong cả doanh nghiệp.
Cloud và On-premise – phần mềm nào chiếm ưu thế hơn?
Hiện nay, phần mềm Cloud được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hơn so với On-premise. Xét về độ tiện ích và tính năng thì nền tảng Cloud vượt trội hơn cả. Chính vì vậy, Cloud hiện vẫn đang là nền tảng được sử dụng để lưu trữ hàng đầu. Tuy nhiên, On-premise vẫn được người dùng mong chờ “một cú lội ngược dòng”. Biết đâu được, ta sẽ được chứng kiến “sự lột xác” của On-premise trong tương lai.
Thế nào là Hybrid Cloud?
Hybrid Cloud (Đám mây lai) là một sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền tảng Cloud và On-premise. Hybrid Cloud có khả năng kết nối nguồn tài nguyên trên nhiều “đám mây” khác nhau. Hơn nữa, Hybrid Cloud hỗ trợ doanh nghiệp điều phối khối lượng công việc và đơn giản hóa quản lý.
Doanh nghiệp nên thiết lập On-premise vào thời điểm nào?
Nếu doanh nghiệp bạn sở hữu những dữ liệu nhạy cảm và cần tính bảo mật cao thì mô hình On-premise là mô hình tốt nhất mà bạn nên lựa chọn.
KhoADS hy vọng bạn đã có thể tìm được những câu trả lời xung quanh giải pháp On-premise, đồng thời có một cái nhìn rõ hơn về 2mô hình On premise và Cloud trong bài viết này. Một khi nắm được ưu điểm và hạn chế của từng mô hình, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu lợi ích và hạn chế của Cloud Computing
- SaaS là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về SaaS