Skip links
thiet ke website microsoft

Microsite là gì? Ứng dụng của Microsite trong chiến dịch Marketing

Microsite là một website được dùng cho chiến dịch marketing mang lại hiệu quả rất cao với mục đích ngắn hạn. Cùng KhoADS tìm hiểu xem Microsite là gì và những ích dụng hữu ích trong các chiến dịch marketing online mà Microsite mang lại nhé!

Microsite là gì?

Nói một cách thuần Việt thì Microsite chính là một website vi mô, tức là website nhỏ chứa ít nội dung. Trong marketing, Microsite là một website nhỏ và được tách biệt với website chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp các nội dung về một sự kiện hay chiến dịch nổi bật của họ để nhắm đến khách hàng mục tiêu của mình.

Trong kinh doanh, Microsite được dùng như là một công cụ tiếp thị để phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm.

Thường mỗi microsite sẽ nằm một tên miền phụ liên quan đến website chính của doanh nghiệp:

Ví dụ:

  • Chanel có website chính là: https://www.chanel.com
  • Microsite giới thiệu lịch sử hình thành của Chanel là: http://inside.chanel.com/

Đôi lúc nó nằm độc lập trên một tên miền có liên quan đến chiến dịch doanh nghiệp đang triển khai. Việc này vừa giúp cho khách hàng không nhầm lẫn với trang web chính thức, vừa giúp khách hàng dễ nhớ hơn.

Vì sao microsite được lựa chọn để triển khai một chiến dịch marketing?

Sau khi đã hiểu được Microsite là gì, KhoADS sẽ giúp bạn biết vì sao nó quan trọng đối với công tác Marketing.

1. Microsite chỉ tập trung vào một chủ đề giúp truyền đạt nội dung tốt nhất

Khác với website bình thường thì sẽ bao quát tất cả sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đó cung cấp, Microsite chỉ tập trung chính vào một chủ đề hay sản phẩm/ dịch vụ mà bạn muốn truyền đạt đến khách hàng. Thế nên áp dụng Microsite trong Marketing sẽ giúp thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng hiệu quả hơn, người đọc tiếp cận một cách dễ dàng hơn.

Nội dung của Microsite mang đến thông điệp mà khách hàng mong muốn hơn so với website chính, không mơ hồ hay quá bao quát.

Ví dụ: Domino Pizza tạo ra một Microsite với mục đích giới thiệu một chiếc xe giao bánh đặc biệt của họ. Ở Microsite này, khách hàng có thể thực hiện một số thao tác như phóng to, thu nhỏ để xem được toàn chi tiết của chiếc xe. Điều này tạo ra một sự thích thú cho khách hàng như là một dịch vụ mới của công ty.

2. Thiết kế của microsite linh động, khác biệt dễ hấp dẫn khách hàng

Bạn hoàn toàn có thể tự do sáng tạo những hình ảnh, ngôn từ phù hợp với chiến dịch để thu hút người xem và không phải phụ thuộc vào một cấu trúc có sẵn nào khi thiết kế hay triển khai Microsite.

Trong Marketing, đây là yếu tố khá quan trọng sở dĩ nó hấp dẫn khách hàng đến với sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Microsite chỉ phục vụ một chiến dịch ngắn nên thường được thiết kế đơn giản. Vì vậy những thông tin trong microsite như sự kiện, ưu đãi… sẽ được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng bởi những người làm tiếp thị mà không phải cần đến đội ngũ kỹ thuật.

Ví dụ: Microsite của NASA được thiết kế độc đáo và khác biệt. Nó không theo bất kỳ bố cục hay nguyên tắc nên rất dễ thu hút và gây ấn tượng với người xem. Người dùng hoàn toàn có thể tự trải nghiệm tất cả tàu vũ trụ mà NASA đã phóng ra ngoài không gian.

3. Microsite có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với website thông thường

Giống như landing page, microsite hoàn toàn có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website.

Vì Microsite thường chỉ tập trung chính vào chiến dịch hay một nội dung nào đó cho nên rất nhanh chóng sau đó sẽ tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu. Và cũng nhờ thiết kế đơn giản nhưng sinh động và bắt mắt cho nên sẽ khiến khách hàng thực hiện những tương tác trên trang web một cách dễ dàng.

Hơn nữa, bạn còn có thể lồng ghép các minigame hoặc các cuộc thi mang tính chất cộng đồng vào microsite nhằm khuyến khích khách hàng truy cập vào trang web chính thức của doanh nghiệp.

4. Bạn đang muốn giới thiệu sản phẩm mới? Microsite là một cách thử nghiệm tuyệt vời

Một microsite thường có vòng đời rất ngắn, nó sẽ kết thúc khi chiến dịch mà doanh nghiệp đang triển khai chấm dứt. Thế nên, nếu thực sự muốn thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mới để kiểm tra xem khách hàng có chấp nhận không, trong trường hợp này thì microsite là lựa chọn hợp lý.

Việc này sẽ giúp bạn theo dõi được phản ứng của khách hàng về những đổi mới này. Nếu họ chấp nhận những thay đổi đó, bạn có thể an tam tiếp tục triển khai rộng rãi trên trang web của mình. Trái lại, nếu như khách hàng có những phản ứng tiêu cực thì bạn có thể ngừng tiếp tục mà không gây ảnh hưởng gì nhiều đến trang web chính thức.

5. Microsite dễ dàng thực hiện chiến dịch mang tính viral hơn website hay landing page

Đối với các Marketer, một trong những điều được cho là thành công đó là tạo được một thông điệp hay chiến dịch có tính lan truyền mạnh mẽ.

Thế nhưng, trên website lại rất khó để thực hiện điều đó và nó cũng không phù hợp để thực hiện. Với microsite thì ngược lại, nó hoàn toàn có thể đảm nhận được vai trò này.

Để những nội dung được chia sẻ rộng rãi với nhiều người thì buộc chúng phải là những nội dung độc đáo, mang tính giải trí cao và thu hút khi tiếp cận tới khách hàng.

Ví dụ về một microsite của Redbull:Trang web chính thức của Redbull là https://www.redbull.com/ nhưng hãng có tạo thêm một microsite với video có sự xuất hiện của một huấn luyện viên nổi tiếng ở lĩnh vực chạy địa hình- Karl Meltzer vừa có thể giúp khách hàng không bị nhàm chán khi tiếp cận sản phẩm, vừa mang tính lan truyền mạnh mẽ đối với những người hâm mộ ông.

Hơn nữa, microsite này tích hợp liên kết với trang web chính thức giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang mỗi khi tiếp cận với nó.

Với tất cả lý do được liệt kê ở trên, microsite xứng đáng là một kênh marketing mang lại hiệu quả ấn tượng. Tuy nhiên, nó nên được áp dụng đúng với mục đích, chủ yếu là giúp khách hàng nhận thức và tiếp cận thương hiệu hay sản phẩm của bạn.

Bên cạnh đó, trường hợp chiến dịch marketing của bạn thực hiện với mục đích khác thì sẽ khó đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Khi đó, bạn có thể triển khai một phương án marketing phù hợp như các dịch vụ SEO, chạy Google Ads hay thiết kế landing page

Microsite và landing page đâu là cách tốt hơn?

Cả landing page và Microsite đều được sử dụng nhằm phục vụ cho một chiến dịch marketing cụ thể nào đó. Thế nhưng có một câu hỏi nhiều người luôn tự hỏi đó là “Giữa Microsite và landing page cách nào sẽ tốt hơn?“

Câu trả lời sau đây có lẽ sẽ không thoả mãn được mong muốn của bạn nhưng trên thực tế, không có cách nào là tốt hơn, chỉ có cách nào sẽ phù hợp hơn với chiến dịch của doanh nghiệp bạn mà thôi.

Để biết được cách nào sẽ là lựa chọn phù hợp, tốt nhất là nên nhìn lại mục đích của microsite và landing page là gì, từ đó xem xét lại mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được để quyết định phương án tốt nhất:

  • Với landing page: được tạo ra với mục đích mang tới cho người đọc những số liệu, dẫn chứng, đặc điểm nổi bật,… về sản phẩm nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện thao tác trên trang. Vậy nên, nếu chiến dịch marketing nhắm đến mục đích của bạn là nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thì bạn nên chọn landing page.
  • Với microsite: nó sẽ giúp khách hàng nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Vì vậy, nếu bạn muốn các sản phẩm hoặc nhãn hàng này được tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và giúp họ nhận thức được thương hiệu của mình thì bạn nên chọn microsite.

microsite có vòng đời khá ngắn cho nên khi triển khai, bạn hãy lên một kế hoạch thật kỹ để khai thác được toàn bộ giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KhoADS có lời khuyên cho bạn là trước khi bắt tay vào triển khai chiến dịch marketing của mình, hãy cân nhắc đến kết quả và mục tiêu mà bạn nhắm đến. Từ đó bạn sẽ chọn được cho mình một phương án phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, chi phí hợp lý nhất. Chúc bạn thành công!

Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!
Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!