Khối lượng kiến thức về digital marketing quá rộng lớn khiến bạn cảm thấy chán nản trong quá trình tự học? Không biết học digital marketing nên bắt đầu từ đâu? Nên học từ nguồn tài liệu nào? Học thế nào cho hiệu quả?… Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và học về digital marketing, thì đừng bỏ qua hướng dẫn tự học digital marketing chi tiết dành cho người mới bắt đầu này nhé.
1. Digital Marketing là gì?
Theo Asia Digital Marketing Association “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”.
Hiểu một cách đơn giản công việc của người làm digital marketing sẽ là sử dụng các kênh, công cụ digital như Social Media, Email Marketing, Search, PPC,… để tiếp cận đối tượng mục tiêu nhằm quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ tới họ.
2. Làm Digital Marketing cần trang bị kỹ năng gì?
Khi công nghệ ngày càng phát triển, yêu cầu đối với một người làm digital marketers cũng ngày càng cao hơn. Một digital marketer chuyên nghiệp không chỉ cần vốn kiến thức về đa kênh trong digital marketing, am hiểu sâu sắc về các chiến lược, mà còn cần trang bị những bộ kỹ năng cần thiết để có thể thực thi công việc một cách hiệu quả.
Dưới đây là 4 nhóm kỹ năng phổ biến nhất mà một digital marketer cần trang bị để tiến xa hơn trong ngành:
Content Marketing Skills
Nội dung chất lượng là “trái tim” của bất cứ chiến dịch digital marketing nào dù là social media, search engine marketing hay email marketing. Vì vậy mà khả năng hoạch định, sáng tạo và phân phối nội dung trên đa kênh nhằm thu hút, tương tác, cung cấp giá trị và chuyển đổi khách hàng là hết sức cần thiết đối với một digital marketers.
Một số kỹ năng Content Marketing quan trọng:
- Nghiên cứu: bao gồm nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Sáng tạo nội dung dưới nhiều định dạng khác nhau: social posts, blog posts, videos, podcasts, ebooks, events,…
- Xây dựng chiến lược: Biết cách đánh giá các mục tiêu kinh doanh và điều chỉnh chiến lược nội dung hiệu quả để đạt được từng mục tiêu
- Phân tích dữ liệu: Đánh giá hiệu quả từng loại content, và giá trị của chúng đối với doanh nghiệp
Search Engine Optimization Skills
Với việc các nền tảng mạng xã hội lớn giảm tiếp cận các bài viết tự nhiên, giá quảng cáo tăng chóng mặt trong những năm gần đây, các thương hiệu đang dần chuyển sang sử dụng SEO như là một giải pháp tăng trưởng lâu dài, bền vững.
Vì vậy mà việc trang bị những kỹ năng liên quan đến SEO là vô cùng cần thiết nếu digital marketer muốn phát triển xa hơn trong ngành.
Một số kỹ năng Search Engine Optimization quan trọng:
- Technical SEO: xây dựng sitemaps, tối ưu hóa cấu trúc url, tối ưu điều hướng, cải thiện tốc độ tải trang,…
- Viết content chuẩn SEO: Xây dựng hệ thống nội dung chuẩn SEO hỗ trợ ranking từ khóa
- Xây dựng liên kết: Xây dựng liên kết bên ngoài trỏ về website (backlinks) nhằm tăng mức độ tin cậy, cải thiện khả năng hiển thị tự nhiên
- Phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích dữ liệu về hiệu suất để tìm ra những điểm có thể cải thiện trong chiến lược SEO
- UX Design: Thiết kế & tối ưu lại website nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng
Social Media Skills
Không thể phủ nhận social media, với lượng người dùng “khủng”, vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Và các kỹ năng liên quan đến social media vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong công việc của một digital marketers.
Một số kỹ năng Social Media quan trọng:
- Sáng tạo nội dung: Tạo ra ra nhiều content thú vị, mới mẻ, có tính tương tác cao cho từng nền tảng khác nhau
- Xây dựng cộng đồng: Biết cách nuôi dưỡng và phát triển cộng đồng , tận dụng nội dung người dùng tạo ra cho các hoạt động truyền thông
- Hiểu hành trình khách hàng: Biết cách kết hợp các kênh paid media, owned media và earned media để đưa thông điệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ở từng giai đoạn trong quá trình ra quyết định
- Phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích và xử lý dữ liệu thô để ra quyết định nhằm cải thiện hiệu quả social media
Data Analytics Skills
Trong những năm gần đây, dữ liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với công việc của một người làm digital marketing. Không còn chỉ dựa vào trực giác, với các công cụ, dữ liệu sẵn có, digital marketers có thể dễ dàng xác định chiến lược digital marketing nào đang hiệu quả, mang lại lợi nhuận, chiến lược nào không, từ đó đưa ra những quyết định “bớt cảm tính” và có tính chính xác cao hơn.
Các kỹ năng về phân tích dữ liệu nhờ vậy cũng trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên digital marketing.
Một số kỹ năng Data Analysis quan trọng:
- Đo lường dữ liệu: Biết về cách tích hợp các công cụ tracking trên đa nền tảng để thu thập dữ liệu, đo lường hiệu quả các hoạt động digital
- Phân tích dữ liệu: Biết cách đưa ra câu hỏi, sau đó dựa trên câu hỏi đó bắt đầu thu thập thông tin, và rút ra insight, câu trả lời cho vấn đề đặt ra
- Tạo dashboard và báo cáo: Biết cách sử dụng công cụ trực quan hóa dữ liệu để tạo ra những dashboard, báo cáo đơn giản để phục vụ công việc
3. Lộ trình tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tự học Digital marketing. Bạn có thể tự xây dựng một trang blog, fanpage và tự học thêm để phát triển các trang đó, hoặc bạn cũng có thể học bằng cách trực tiếp đi thực tập tại các công ty để tích lũy kinh nghiệm,…
Tuy nhiên trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình học Digital Marketing dựa trên mô hình T-shaped Marketer Model của McKinsey, được nhiều công ty sử dụng để lựa chọn và đánh giá ứng viên digital marketing.
Trong đó, chiều ngang chữ “T” đại diện cho những kiến thức tổng quan về digital marketing, bao gồm nhiều mảng như social media, email marketing, paid media, content marketing,…. Còn chiều dọc của chữ “T” đại diện cho 1 lĩnh vực mà Digital Marketer tập trung đi chuyên sâu vào.
Với lộ trình này, bạn sẽ trải qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức tổng quan về Digital Marketing
Nếu coi việc tự học digital marketing giống như việc xây một ngôi nhà, thì trang bị kiến thức căn bản chính là đang xây dựng phần móng vững chãi cho ngôi nhà đó. Có được nền tảng kiến thức căn bản vững vàng, bạn sẽ có thể dễ dàng tự học chuyên sâu sau này.
Tư duy nền tảng về Marketing
Kiến thức đầu tiên, và cũng là kiến thức quan trọng mà bất cứ ai muốn bước chân vào ngành digital marketing đều cần trang bị đó là tư duy nền tảng về marketing. Bởi suy cho cùng digital marketing bản chất chính là những hoạt hoạt động marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số.
Một người có tư duy Marketing bài bản sẽ biết xuất phát từ khách hàng, làm thế nào để thấu hiểu họ, và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua cách thức tiếp cận phù hợp. Muốn trang bị được tư duy này, bạn cần:
- Hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của Marketing trong toàn bộ quy trình kinh doanh: Liệu marketing chỉ nằm khâu Promotion trong 4P (xúc tiến) hay còn nằm ở khâu nào khác.
- Biết cách nghiên cứu, phân tích thị trường; phân tích khách hàng, đối thủ, công ty; phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu,…
- Hiểu và biết cách áp dụng các mô hình marketing mix trong thực thi chiến lược
- Biết kết hợp các kiến thức về nghiên cứu thị trường, các mô hình marketing để lập kế hoạch truyền thông thương hiệu
Đây đều là những kiến thức sẽ được dạy trong khóa Marketing Foundation .
Kiến thức tổng quan về công cụ và các mảng trong Digital Marketing
Sau khi trang bị kiến thức nền bài bản về marketing, bạn tiếp tục lần lượt đi tìm hiểu về từng mảng trong digital marketing bao gồm:
- Social Media Marketing
- Search Engine Optimization
- Pay-per-Click
- Content Marketing
- Email Marketing
- Mobile Marketing
- Marketing Analytics
- Affiliate Marketing
…
Ở giai đoạn này, bạn sẽ không cần quá đi sâu vào các kiến thức hay kỹ thuật nâng cao, mà chỉ cần hiểu cơ bản về vai trò của từng kênh trong phễu khách hàng; thuật toán, cách thức vận hành của từng nền tảng; cách sử dụng công cụ cơ bản; và cách kết hợp các nền tảng trong một kế hoạch truyền thông.
Mục đích của việc này nhằm cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về các hoạt động marketing trên môi trường số. Ngoài ra, việc có cơ hội được tiếp xúc với tất cả các mảng trong Digital Marketing, sẽ giúp bạn biết được mình phù hợp với mảng nào, mạnh ở mảng nào để định hướng sự nghiệp sau này.
Giai đoạn 2: Lựa chọn một mảng để học chuyên sâu
Khi đã vững chắc tư duy digital marketing tổng quan, hiểu rõ về các digital channels. Bạn sẽ dựa vào sở thích và thế mạnh của bản thân để lựa chọn một mảng để phát triển chuyên sâu, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
SEO
SEO Specialist là người chịu trách nhiệm về thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Công việc cụ thể của SEO Specialist sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình, chiến lược của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn chung vẫn bao gồm các đầu việc như:
- Research: SEO Specialist sẽ cần phải nghiên cứu để hiểu toàn diện về thị trường, ngành hàng, đối thủ, công ty. Trong đó quan trọng nhất là phải biết cách “đào sâu” để xác định được những điểm cần cải thiện của website để tăng thứ hạng, ví dụ: tốc độ tải trang của một vài trang còn chậm, nội dung copy của trang khác, quá nhiều đường link ảo,… quá trình này còn gọi là SEO Audit.
- Optimize: Sau khi đã xác định được những “vấn đề” website đang gặp phải, SEO Specialist sẽ tiến hành tối ưu 2 yếu tố bao gồm: On-page SEO (tối ưu nội dung hiển thị và mã nguồn HTML), Off-page SEO (tối ưu các yếu tố nằm ngoài trang web như link building)
- Content: SEO Specialist sẽ cần đảm bảo website có đầy đủ các tuyến nội dung theo từng giai đoạn của hành trình khách hàng: Awareness (kiến thức, định nghĩa), Consideration (so sánh, toplist), Action (testimonial, chứng nhận, giải thưởng).
- Keywords: Bao gồm việc nghiên cứu từ khóa để xác định ra keyword mục tiêu, sau đó đưa các từ khóa vào bài viết một cách tự nhiên nhất.
- Earned media & links: Sau khi đã có các bài viết được tối ưu keywords, SEO Specialist sẽ cần xây dựng hệ thống backlink trỏ về các bài viết, bằng cách liên hệ đến các website, blog, kênh social có liên quan để hợp tác đặt link dẫn hoặc chia sẻ các bài viết của bạn.
- Testing: Thuật toán của các công cụ tìm kiếm luôn thay đổi, vì vậy mà công việc của SEO Specialist cũng yêu cầu phải thử nghiệm liên tục để cải thiện.
Social Media
Social Media Specialist chịu trách nhiệm cho các hoạt động truyền thông trên các kênh social media của doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài công việc mà một Social Media Specialist sẽ phụ trách:
- Strategizing: Social Media Specialist sẽ cần xác định mục tiêu cụ thể (ví dụ: build awareness, tăng traffic, tăng số lead) sau đó lên chiến lược truyền thông, hoặc điều chỉnh các chiến lược truyền thông cũ, để đạt được mục tiêu đề ra.
- Engaging: Social Media Specialist sẽ cần “tương tác” với khách hàng mục tiêu trên các kênh social nhờ việc tạo ra những nội dung độc đáo, liên quan mật thiết đến khách hàng, sau đó tối ưu các nội dung phù hợp với từng nền tảng và đảm bảo nội dung được đăng một cách đều đặn, vào những khung giờ “vàng”.
- Measuring: Không chỉ sản xuất và xuất bản nội dung, Social Media Specialist còn chịu trách nhiệm đo lường hiệu quả, đánh giá hiệu quả, từ đó rút ra insight cho chiến lược social media như: kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất, loại nội dung nào thu hút được nhiều tương tác nhất,…
- Experimenting: Thuật toán của các nền tảng luôn thay đổi, hàng trăm xu hướng mới được tạo ra mỗi ngày, để không bị “tối cổ”, Social Media Specialist luôn cần cập nhật, thử nghiệm nội dung mới liên tục.
Paid Media
Paid Media Specialist chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động digital marketing có trả phí của doanh nghiệp bao gồm: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng trên các nền tảng social media.
Công việc của Paid Media Specialist sẽ bao gồm:
- Strategy: Trước khi setup bất cứ một chiến dịch nào, Paid Media Specialist cần phải xác định những mục tiêu, KPIs mà mình sẽ cần đạt được dựa trên việc nghiên cứu đối thủ, kết quả trong quá khứ, và mục tiêu của doanh nghiệp. Bước tiếp theo là lên chiến lược quảng cáo nhằm đảm bảo quảng cáo có thể tiếp cận được đối tượng mục tiêu trong tất cả các giai đoạn của hành trình khách hàng từ khi họ chưa biết gì về thương hiệu/sản phẩm, cho đến khi đã sẵn sàng chuyển đổi/mua hàng.
- Campaign Building: Bao gồm các bước thực thi từ chuẩn bị content, thông điệp, hình ảnh đến setup quảng cáo, đặt giá thầu, phân bổ ngân sách.
- Analytics & Optimize: Chạy quảng cáo là một quá trình đòi hỏi người chạy phải theo dõi sát sao và tối ưu liên tục. Dựa vào hành vi của khách hàng, việc nghiên cứu đối thủ, sự thay đổi của thuật toán, đặc biệt là việc phân tích data quảng cáo đang chạy trả về, Paid Media Specialist sẽ cần phải xác định được vấn đề quảng cáo đến từ đâu, sau đó đề xuất được những giải pháp cải thiện hiệu quả quảng cáo.
Muốn thực hiện tốt những công việc này đòi hỏi nhà quảng cáo cần hiểu đặc thù các kênh, hiểu cách thức vận hành, nguyên lý hoạt động của từng giải pháp quảng cáo để phân phối quảng cáo sao cho hợp lý.
Bên cạnh đó, nhà quảng cáo cũng cần nắm vững các thông số đo lường hiệu quả để có thể phân tích kết quả chiến dịch, rút ra được những insight giá trị từ dữ liệu, từ đó đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả quảng cáo.
Content Marketing
Content Marketing Specialist, Content Writer hay Content Marketers sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra những nội dung (blog post, social media post, ebook,…) để phục vụ cho các mục đích marketing.
Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở viết lách, sáng tạo nội dung, Content Marketer còn phải phụ trách nhiều công việc hơn thế:
- Research: Để sáng tạo được những nội dung “hiệu quả” người làm content sẽ phải nghiên cứu nhiều yếu tố bao gồm: khách hàng mục tiêu là ai (buyer personas), họ đang tìm kiếm những gì (keyword research), họ thích xem những nội dung gì (audience analysis), đối thủ thường viết những nội dung gì (competitive research),…
- Ideation & Planning: Sau khi đã có đủ hiểu biết về khách hàng, thị trường, đối thủ, content writer sẽ cần xác định những mục tiêu cụ thể, xây dựng chiến lược content và đề ra kế hoạch thực thi với những topic chi tiết để đạt mục tiêu đề ra.
- Creation & Optimization: Mỗi nền tảng lại có những thuật toán khác nhau, ưa chuộng những thể loại nội dung khác nhau (ví dụ: Tiktok chuyên những nội dung ngắn, trong khi Youtube lại mạnh hơn về video dài), vì vậy content marketer cần nắm được những đặc điểm này để sáng tạo và tối ưu nội dung sao cho phù hợp với từng nền tảng trước khi xuất bản
- Distribution: Để giúp nội dung tiếp cận được nhiều người hơn, ngoài kênh chính như Fanpage, Tiktok, Insta, content writer cũng chịu trách nhiệm lan tỏa nội dung sang các kênh khác như các group công đồng, forum,…
- Analysis: Cuối cùng là phân tích hiệu quả của các content đang triển khai, tìm ra những điểm tốt để phát huy, những điểm chưa tốt để cải thiện.
Ecommerce
Ecommerce Specialist là người chịu trách nhiệm cho việc hoạch định và thực thi các chiến lược bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên các nền tảng thương mại điện tử.
Một vài “nhiệm vụ” mà một Ecommerce Specialist sẽ phụ trách có thể kể đến là:
- Updating ecommerce store: bao gồm việc thu thập nội dung mới nhất về từng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp để cập nhật website bán hàng thường xuyên, đảm bảo thông tin, thông điệp và mục tiêu thương hiệu đồng bộ với tất cả các kênh còn lại của công ty.
- Increase digital sales: Bao gồm việc chạy các chiến dịch truyền thông kết hợp đa kênh như Social Media, SEO, Ads, KOLs để thu hút người dùng mới, đồng thời chạy các chiến dịch up-selling và cross-selling để kích thích người dùng hiện tại chi tiêu nhiều hơn, từ đó tăng doanh thu online cho doanh nghiệp.
- Managing online marketing presence: Ngoài mục tiêu doanh số, Ecommerce Specialist còn cần đảm bảo sự hiện diện và nhận biết của người dùng về doanh nghiệp, và các sản phẩm của doanh nghiệp qua các kênh sẵn có.
- Tracking analytics and optimizing: Cuối cùng, giống như mọi vị trí khác, Ecommerce Specialist sẽ cần phải theo dõi sát sao các chiến dịch đang thực hiện, phân tích những số liệu thu được sau mỗi chiến dịch, và sử dụng những “insight” rút ra được để cải thiện các chiến lược hiện tại.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là một hình thức cho phép tạo ra nguồn thu nhập online nhờ vào việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của các nhãn hàng khác. Nếu có người mua hàng thì Affiliate Marketer sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng từ nhãn hàng.
Để thực hiện được điều này, một Affiliate Marketer sẽ cần phải làm những công việc như
- Building channels: Bước đầu tiên mà một affiliate marketer cần phải làm là xây dựng cho mình một kênh để tiếp cận khách hàng tiềm năng (Blog, TikTok, Youtube Channel,…) bao gồm cả việc tạo lập, và sáng tạo ra những nội dung mới để phát triển kênh và duy trì sự kết nối của mình với nhóm khách hàng mục tiêu, và phân phối những nội dung để tăng số lượt người theo dõi kênh.
- Reviewing: Khi đã có một nhóm “người theo dõi” trung thành, affiliate marketer sẽ có thể tạo ra những nội dung (video, bài viết,…) để quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình đã đăng ký làm affiliate.
Giai đoạn 3: Thực hành, tích lũy kinh nghiệm
Có câu nói “Cách học tốt nhất chính là thực hành”, sau khi đã xác định được con đường muốn đi, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội để được tiếp xúc, thực hành công việc đó mỗi ngày.
Ví dụ: Nếu bạn muốn phát triển bản thân trở thành một SEO Specialist, hãy thử bắt đầu bằng việc tự thiết lập một trang web bằng mã nguồn mở, sau đó tự tìm tòi học học các mảng về SEO như nghiên cứu từ khóa, audit website, tối ưu onpage, xây dựng backlink để website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.
Một cách khác bạn có thể làm để tích lũy kinh nghiệm đó chính là đi thực tập tại một công ty có hoạt động truyền thông trên Digital mạnh. Tùy nguyện vọng mà bạn có thể lựa chọn những vị trí khác nhau để ứng tuyển như Content Intern, SEO Intern, Digital Marketing Intern,…
Không giống như tự mày mò thực hành ở nhà, khi đi thực tập bạn sẽ có cơ hội được làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của những người đã có kinh nghiệm trong mảng Digital Marketing. Điều này sẽ giúp bạn có được định hướng ban đầu rõ ràng, đồng thời củng cố cho bạn thêm kinh nghiệm, kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc sau này.
Giai đoạn 4: Mở rộng, học thêm các mảng khác
Chỉ làm chuyên sâu về một mảng sẽ không thể giúp bạn vươn tới “đỉnh cao” của mảng đó được, bởi trong thế giới mà integrated marketing (truyền thông tích hợp) đang lên ngôi, mỗi mảng trong digital marketing đều có sự tương quan với nhau. Việc trang bị kiến thức ở các mảng lân cận sẽ giúp bạn đào sâu hơn nữa và phát triển được mảng bạn đang tập trung vào.
Lời khuyên ở đây là bạn nên tập trung chuyên sâu vào 1 mảng và học và làm thêm ở 2 – 3 mảng khác có sự liên quan.
Ví dụ: Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong mảng Paid Ads, ngoài những kiến thức về kỹ thuật, tối ưu, hiểu thuật toán các nền tảng quảng cáo, trang bị thêm kiến thức về Content Marketing sẽ giúp bạn tạo ra được những mẩu quảng cáo đánh trúng insight người dùng hơn, chuyển đổi dễ hơn; hay trang bị kiến thức Data Analytics sẽ giúp bạn đọc và phân tích được những báo cáo quảng cáo, phát hiện nhanh chóng vấn đề quảng cáo đang gặp phải để cải thiện.
4. Tổng hợp tài liệu học digital marketing
Bên cạnh một lộ trình học đúng đắn, thì tài liệu học tập cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả của việc tự học. Trong phần này, TM sẽ gợi ý cho bạn một số kênh cũng như tài liệu học Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo để trau dồi thêm kiến thức về Digital Marketing của mình.
Sách/Ebook
“Sách là kho tàng tri thức của nhân loại”, việc đọc sách là một cách tuy đơn giản, nhưng lại hiệu quả để trang bị cho bạn những kiến thức nền tảng về Digital Marketing. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách viết về Digital Marketing, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang trong việc lựa chọn ra cuốn sách phù hợp với bản thân để đọc.
Vì vậy, dưới đây là 6 cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về Digital Marketing, cũng như các mảng trong Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo:
- Digital Marketing for Dummies – Ryan Deiss & Russ Henneberry
- Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital – Philip Kotler
- Jab, Jab, Jab, Right Hook: How to Tell Your Story in a Noisy World – Gary Vaynerchuk
- Epic Content Marketing – Joe Pulizzi
- Facebook Advertising – Michael Robert Fortunate
- The Art of SEO: Mastering search engine optimization – Eric Enge, Stephan Spencer và Jessie Stricchiola
Ngoài ra TM cũng có một hệ thống Ebook cung cấp kiến thức về mảng mảng trong Marketing, bao gồm cả Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo để trang bị thêm kiến thức cho bản thân.
Blog & Website
Tương tự như sách, blog & website cũng là những kênh đẻ bạn có thể cập nhật những kiến thức, xu hướng mới về Digital Marketing một cách hiệu quả. Bên cạnh những trang blog cá nhân của những chuyên gia, những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực Digital Marketing, các trang blog/website của các tổ chức hay công ty làm việc trong lĩnh vực này (Ví dụ: Ahref, Hootsuite, Semrush,…) cũng là một nguồn tài liệu giá trị bạn có thể tham khảo.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, TM đã tổng hợp lại 30 trang blog hay về Digital Marketing với các chủ đề được chia thành từng mảng nhỏ bao gồm: social media, paid media, content marketing,… để bạn tham khảo và lựa chọn những trang blog phù hợp với mảng bản thân đang theo đuổi.
Video
Ngoài đọc tài liệu thì xem video cũng là một hình thức giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách “sống động” thông qua cả hình ảnh, âm thanh,… được truyền tải trong mỗi video.
TM gợi ý bạn nên subcribe những kênh Youtube của những chuyên gia, công ty hàng đầu trong mảng Digital Marketing như:
- Ahrefs
- Brian Dean
- Unbounce
- Zaryn @ Market & Hustle
- Social Media Examiner
- Semrush
- Neil Patel
- Vanessa Lau
Với nội dung đa dạng trải dài khắp các lĩnh vực từ digital marketing nói chung đến từng mảng nhỏ như social media, SEO, paid advertising, website/landing page, TM tin rằng bạn sẽ học hỏi được vô số những kiến thức bổ ích từ những kênh Youtube này.
Event/Webinar
Việc tự học qua tài liệu, sách vở dù tốt, nhưng lại có một nhược điểm lớn, chính là bạn sẽ chỉ được tiếp thu kiến thức từ một chiều. Việc tham dự các webinar miễn phí hoặc trả phí từ các đơn vị chuyên về Digital Marketing không chỉ giúp bạn học hỏi thêm những kiến thức về những chủ đề đang “hot”, mà còn mang đến cơ hội được tương tác hai chiều, thảo luận với các chuyên gia về những thắc mắc của bản thân.
Webinar “Đo lường và tối ưu quảng cáo trên TikTok và Facebook
Tạm kết
Một trong những đặc trưng của ngành Digital Marketing là không có rào cản gia nhập, bất kỳ ai cũng đều có thể gia nhập thị trường lao động. Nguồn cung nhân sự vượt quá cầu, dẫn tới cơ hội cho newbie vào ngành ngày càng khó khăn. Nếu không có kiến thức kiến thức cũng như tư duy sâu và rộng về Digital Marketing, ngay cả cơ hội cho một công việc thực tập cũng không dành cho bạn.
Hy vọng lộ trình học tập và những tài liệu được tổng hợp ở trên sẽ cho bạn một bức tranh toàn cảnh rõ ràng về cách để bước vào ngành Digital Marketing. Nếu bạn vẫn cảm thấy mông lung, cần có một mentor “chỉ đường dẫn lối” để nhanh chóng trang bị những kiến thức cần thiết. Hãy cân nhắc đến việc tham gia một khóa học Digital Marketing.