Skip links
hacker la gi KOHO

Hacker là gì? Có phải tất cả các loại hacker đều xấu?

Đối với nhiều người, khi nhắc về hacker họ thường có nhiều định kiến về một nhóm người làm những việc không mấy tốt đẹp như “xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng”. Hàng loạt vụ tấn công an ninh mạng bất hợp pháp vào hệ thống máy tỉnh của các tổ chức lớn, ngân hàng, công ty hoặc thậm chí cả chính phủ để đánh cắp thông tin dữ liệu, những điều này vô hình trung đã phác hoạ ra chân dung hacker đầy gai góc và có phần xấu xí. Bài viết dưới đây KhoADS Tactic sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hacker là gì cũng như mục đích của họ ra sao nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nhóm người này.

Hacker là gì?

Hacker là gì?

Trước tiên, để hiểu hacker là gì bạn cần biết về khái niệm hacking. Hacking mang ý nghĩa chỉ các hành động lợi dụng những lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng, phần cứng hoặc phần mềm máy tính của cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện hành vi xâm nhập trái phép và tạo ra tác động bất hợp pháp nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.

Nhiều người trong chúng ta đều lầm tưởng hacker nhất định phải là một lập trình viên giỏi nhưng thực tế không nhất thiết phải như vậy. Hacker chỉ cần biết các thủ thuật chuyên sâu về công nghệ thông tin, phát hiện và tận dụng các lỗi bảo mật của hệ thống mạng máy tính hay phần mềm để thực hiện chỉnh sửa với nhiều mục đích khác nhau.

Có mấy loại hacker?

Thực tế, không phải hacker nào cũng làm việc xấu. Tuỳ vào trường phái mà hacker theo đuổi mà mỗi tin tắc sẽ có công việc được định hướng theo những cách khác nhau.

Phân loại tin tặc theo trường phái hoạt động

Phân loại hacker theo trường phái hoạt động

  • Hacker mũ trắng: Đây là thuật ngữ để chỉ những hacker có đạo đức. Mặc dù phát hiện ra được các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng, phần mềm… nhưng họ không xâm nhập vào hệ thống và tìm cách gây hại. Ngược lại, họ còn là người thông báo đến quản trị viên hệ thống để kịp thời khắc phục các lỗi bảo mật.
  • Hacker mũ đen: Là nhóm tin tặc hoạt động với mục đích phá hoại hệ thống an ninh mạng, đánh cắp thông tin dữ liệu… tống tiền nạn nhân từ những thông tin được đánh cắp trái phép. Tin tặc mũ đen luôn là mối nguy hiểm và là kẻ thù của bất kỳ website, hệ thống mạng nào.
  • Hacker mũ xanh: Hacker mũ xanh là thuật ngữ dành riêng cho các hacker với nhập môn, đang tìm cách để trở thành tin tặc chuyên nghiệp. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên hậu quả nhóm hacker mũ xanh gây ra thường không lớn lắm.
  • Hacker mũ xám: Đây những hacker tấn công, xâm nhập trái phép vào các hệ thống bảo mật. Tuy nhiên thay vì hỗ trợ nâng cấp bảo mật hệ thống như hacker mũ trắng hoặc phá hoại, đánh cắp thông tin như hacker mũ đen thì các hacker mũ xám tấn công vào hệ thống không nhằm vào mục đích cụ thể nào. Đơn giản họ thích làm vậy vì nó thú vị.
  • Hacker mũ đỏ: Hacker mũ đỏ là đối thủ thủ của các nhóm hacker mũ đen. Các nhóm hacker mũ đỏ chọn cách tấn công trực diện vào hệ thống của hacker mũ đen. Thậm chí họ sẵn sàng sử dụng những chiêu trò của hacker mũ đen như cài virus, malware, tấn công DDoS vào hệ thống của kẻ xấu chuyên đi tấn công, xâm nhập trái phép.
  • Script Kiddie: Đây là kiểu hacker chưa có trình độ nhưng thích thể hiện bằng cách cố gắng sao chép cách phá hoại của hacker mũ đen. Tuy nhiên vì trình độ có hạn nên dạng hacker này không phải là mối nguy hiểm lớn.

Phân loại tin tặc theo lĩnh vực hoạt động

Phân loại tin tặc theo lĩnh vực hoạt động

  • Hacker là kỹ sư công nghệ thông tin giỏi: Những lập trình viên giỏi với kiến thức sâu rộng về an ninh mạng. Họ trực tiếp tham gia vào các quá trình phát triển phần mềm, nâng cấp hệ thống bảo mật. Tuy nhiên, đôi lúc họ lại cảm thấy nhàm chán với công việc thường ngày và muốn làm gì đó mới mẻ hơn như xâm nhập vào các hệ thống bảo mật khác.
  • Hacker thuộc nhóm chuyên gia reverse engineering: Có nền tảng kiến thức vững chắc về công nghệ đảo ngược. Họ biết chính xác cách tìm ra lỗ hổng phần mềm và bẻ khóa phần mềm như thế nào.
  • Hacker chuyên tấn công hệ thống mạng: Nhóm hacker này có kiến thức về các hệ thống mạng. Họ có thể giúp cải thiện, tối ưu độ bảo mật cho hệ thống hoặc xâm nhập trái phép và phá hoại hệ thống mạng.
  • Hacker tấn công phần cứng: Am hiểu sâu rộng về phần cứng, nhóm hacker này có thể thực hiện sửa đổi phần cứng với mục đích tạo ra một hệ thống mới sở hữu nhiều chức năng đặc biệt hơn, hoặc đơn giản là mở rộng quy mô.

Có phải mọi hacker đều xấu?

Có thể nói rằng không phải hacker nào cũng xấu. Ví dụ như với những hacker mũ trắng, với sự am hiểu về công nghệ của mình nên họ có thể hỗ trợ vá lỗ hổng bảo mật, tham gia hợp tác nâng cấp hệ thống an ninh mạng. Rất nhiều hãng công nghệ treo thưởng cho hacker tìm được lỗ hổng bảo mật trong hệ thống hoặc phần mềm của họ.

Hacker tốt hay xấu còn do lựa chọn của mỗi người. Khi có kiến thức về công nghệ thông tin, bạn có thể trở thành một hacker, việc lựa chọn phát triển theo hướng tốt hay xấu đều là ở bạn.

Công việc của một hacker ra sao

Công việc chủ yếu của một hacker thường bao gồm lập trình, quản trị hệ thống bảo mật. Hacker có thể là một cá nhân hoặc là một tổ chức, có khả năng vô hiệu hoá lớp bảo vệ để truy cập vào dữ liệu trái phép. Để có thể làm được điều này mà không để lại dấu vết thì các hacker phải là những lập trình viên có trình độ cao. Ngoài ra, hacker còn có thể là các chuyên gia thiết kế, lập trình phần mềm, có khả năng phát hiện và khai thác lỗ hỏng bảo mật và lợi dụng chúng để xâm nhập vào hệ thống mạng.

Ngoài ra, hacker còn có thể được thuê bởi các cá nhân, tổ chức để xâm nhập vào một hệ thống noà đó nhắm đánh cắp thông tin theo yêu cầu.

Làm thế nào để phòng chống hacker xâm nhập?

Hướng dẫn cách chống hacker xâm nhập

Cập nhật phần mềm

Bạn nên thường xuyên cập nhật bản mới nhất của phần mềm để tối ưu những gì còn hạn chế của phiên bản trước nhắm tăng cường bảo mật tốt hơn, tránh bị hacker tấn công.

Không truy cập vào những file, đường dẫn lạ

Bạn không nên truy cập hoặc cài đặt những file, phần mềm chưa được xác minh bản quyền. Bạn cần làm vậy để tránh gặp tình trạng file, phần mềm đó có chứa virus, keylog, trojan của hacker.

Ngoài ra, các hacker thường phát tán những link lạ, không rõ nguồn gốc thông qua mạng xã hội, website, email giả mạo… khi bạn click vào đường link đã được cài sẵn mã độc, các hacker sẽ dễ dàng xâm nhập vào máy tính của bạn.

Cài đặt phần mềm bảo mật

Bạn nên cài đặt những phần mềm bảo mật cao để tăng mức độ bảo mật khi sử dụng máy tính. Đồng thời những phần mềm bảo mật tốt còn ngăn chặn được sự ghé thăm không mong muốn từ tin tặc.

Không tuỳ tiện nhập thông tin cá nhân

Bạn không nên tùy tiện nhập thông tin cá nhân của mình trên những trang web lạ, đặc biệt là những trang web chưa có chứng chỉ SSL và không chứa ký tự “s” ở sau chữ HTTP. Vì đây là những trang web không an toàn, có khả năng bảo mật thông tin rất kém.

Đăng ký mua chứng chỉ SSL bảo mật tuyệt đối cho website tại đây:

| DỊCH VỤ MUA SSL TỪ HÀNG LOẠT THƯƠNG HIỆU SSL UY TÍN |

Hoặc liên hệ ngay qua Zalo 0795678511 để được KhoADS Tactic hỗ trợ 24/24

Cần làm những gì để trở thành hacker?

Cần làm gì để trở thành hacker mũ trắng?

Học ngôn ngữ lập trình

Bạn cần nắm rõ các ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất như Java, Perl và Python. Ngoài ra, hãy học thêm ngôn ngữ lập trình khác nếu cần thiết.

Java hiện đang được sử dụng rất phổ biến vì có tính linh hoạt cao cùng độ bảo mật tốt. Trong khi đó Perl là ngôn ngữ lập trình đa năng gần giống C, còn nếu bạn muốn học nhanh áp dụng nhanh không cần quá nhiều kiến thức cao siêu thì nên lựa chọn Python.

Đặc biệt, bạn nên trau dồi ngôn ngữ C, đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, vì vậy nếu muốn trở thành hacker chuyên nghiệp, bạn cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc về ngôn ngữ lập trình này.

Nghiên cứu các hệ điều hành

Bạn nên nghiên cứu thêm về hệ điều hành Windows, bởi đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay nhưng đồng thời Windows vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật. Xác định được lỗ hổng bảo mật là điều cơ bản mà hacker phải làm được

Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu thêm về hệ điều hành Unix, Unix là HĐH đa nhiệm, có lượng người dùng lớn và bảo mật cao. Đây là hệ điều hành được phát triển bởi AT&T Bell Lab.

Nghiên cứu mạng máy tính

Kiến thức cơ bản về mạng máy tính bạn cần nghiên cứu bao gồm mô hình mạng OSI, TCP/IP và các giao thức phổ biến như giao thức TCP, Telnet, HTTP. Khi có được nền tảng về mạng máy tính, bạn có thể chuyển sang nghiên cứu các công cụ giám sát mạng.

Nghiên cứu mật mã học

Mật mã học đóng vai trò nền tảng đối với các hacker. Nắm bắt được ưu nhược điểm của từng loại mật mã là điều rất cần thiết, đây là những kiên thức cơ bản với cả hacker mũ đen và hacker mũ trắng giữ vai trò nền tảng trong sự nghiệp của mỗi hacker. Việc nắm bắt ưu điểm và hạn chế của từng dạng mật mã rất cần thiết. Nghiên cứu mật mã chính là kiến thức cơ bản cho cả hacker mũ trắng và mũ đen.

Thực hành hack

Ngoài việc học lý thuyết, bạn nên tìm cách thực hành bằng cách hack thử một thứ gì đó. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không nên mạo hiểm hack vào hệ thống có bảo vệ pháp lý thay vào đó hãy lựa chọn hack vào hệ thống nhỏ.

Công việc hacker luôn mang lại sự tò mò cho những người ngoài nghề và có sức hút với những ai hiểu biết về kỹ thuật lập trình. Bài viết trên đây của KhoADS Tactic đã giúp bạn hiểu được bản chất hacker là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu được hacker không phải lúc nào cũng xấu và làm một hacker tốt hay xấu đều do lựa chọn của bản thân.

Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!
Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!