Skip links
DEEP WEB 1

Deep Web là gì? Tìm hiểu về phần chìm trong thế giới Internet

Deep Web là khái niệm được nhiều người dùng Internet quan tâm nhất hiện nay. Có nhiều bí ẩn và tin đồn xoay quanh deep web, với những công nghệ giúp truy cập mạng dễ dàng, hiện đại, nhưng chúng ta vẫn chưa chạm được đến những nội dung ẩn sâu trong Deep web. Vậy thực chất Deep web là gì? Nội dung và cách truy cập deep web như thế nào, có an toàn không? Cùng KhoADS tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.

Deep Web là gì?

Deep Web (web chìm) có bản chất là những website không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm như Google, Baidu, Bing. Có một ví dụ sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này:

Các công cụ tìm kiếm được ví như cần câu cá, khi bạn sử dụng công cụ tìm kiếm để tạo truy vấn có thể so sánh với việc ném cần xuống dọc theo bề mặt của đại dương. Bạn sẽ bắt được cá nhưng không thể bắt những con cá ở những tầng nước sâu hơn khả năng lưỡi câu có thể chạm tới.

Ví dụ minh hoạ này giúp giải thích khá dễ hiểu lý do tại sao các công cụ tìm kiếm không thể lập chỉ mục cho những nội dung bên trong Deep web.

Deep web là gì?

Search engine có thể truy cập đến một số trang deep web ở cấp độ thấp khi có yêu cầu tìm kiếm đặc biệt, tuy nhiên, trang web thường không thể đọc được sau khi truy cập vào. Deep web có quy mô rất rộng lớn, mặc dù chưa thể tính toán được con số chính xác, nhưng các chuyên gia ước tính deep web có khả năng chứa đến 7,5 Petabyte nội dung. Để giúp bạn hiểu hơn về quy mô rộng lớn của deep web, KhoADS sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể:

Nếu bạn đã thêm tất cả mọi nội dung trên website vào chỉ mục của các search engine thì deep web vẫn có sức chứa gấp khoảng 5000 lần so với các nội dung đó.

Cách thức Deep Web hoạt động

Khác với cơ chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm thông thường, là sử dụng bot để thu thập thông tin từ những website đã được lập chỉ mục để cung cấp thông tin cho người dùng, cách thức hoạt động của deep web phức tạp hơn nhiều.

Cụ thể, các dữ liệu được lưu trữ trên deep web sẽ không hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Có một số trang web riêng yêu cầu bảo mật trước khi bạn được phép truy cập vào phần nội dung. Theo đó, trình thu thập thông tin không thể xâm nhập dữ liệu và yêu cầu tìm kiếm từ khoá trên một website cụ thể nào. Đặc biệt, có một số website còn giới hạn truy cập theo thời gian, nghĩa là website chỉ cho phép người dùng truy cập xem nội dung trong khoảng thời gian nhất định.

Các cấp độ của Deep web

Các tầng của web chìm

Để nói về chi tiết các cấp độ Deep web trên internet hiện nay, KhoADS đã tổng hợp nên danh sách theo cấp độ tăng dần dưới đây:

Cấp 0: Common Web (Web phổ thông)

Mức độ 0 chính là các nội dung website mà bạn xem hàng ngày như Facebook, Youtube, Instagram,… cùng những website dễ truy cập khác.

Cấp 1: Surface Web (Web bề nổi)

Ở mức độ 1, bạn vẫn có thể truy cập qua những trình duyệt thông thường nhưng có một số website “dark” hơn như Reddit, Quora xuất hiện.

Cấp 2: Bergie Web (Web vô thừa nhận)

Mức 2 là cấp độ cuối cùng bạn có thể truy cập theo cách thông thường. Ở cấp độ này, bạn có thể tìm thấy một số website ngầm, website ẩn. Từ các cấp tiếp theo, để truy cập thì bạn cần sử dụng Tor hoặc thay đổi phần cứng của mình.

Cấp 3: Deep Web (Web ẩn)

Với cấp độ này, bạn bắt buộc phải truy cập với proxy đã qua chỉnh sửa. Ở mức này, nội dung sẽ chứa những hình ảnh máu me, bạo lực, phạm tội, hack website,… Đây có thể xem ladf cấp bắt đầu của Deep web.

Cấp 4: Charter Web

Theo tìm hiểu của KhoADS, mức độ này sẽ được chia làm hai phần:

  • Phần thứ nhất: Người dùng có thể truy cập thông qua Tor, chứa những nội dung như buôn bán người, ma tuý, các đoạn phim bị cấm, chợ đen,…
  • Phần thứ hai: Được truy cập bằng cách thay đổi phần cứng Closed Shell System. Nội dung tại phần này phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn rất nhiều so với phần trên.

Cấp 5: Marianas Web

Theo những lời bàn tán, nội dung tại cấp độ này liên quan đến các bí mật cấp quốc gia mà không ai được biết.

Cấp 6: Inbetween level

Tầng này được ví như hàng rào ngăn cách giữa cấp 5 và các cấp độ sau để tránh các cá nhân thâm nhập vào cấp độ cao hơn.

Cấp 7: The Fog/Virus Soup

Đây là nơi diễn ra nhiều vụ mua bán với giá trị rất cao, chứa nhiều loại virus độc hại mà các hacker khác cài vào để ngăn chặn những người dùng khác.

Cấp 8: The Primarch System

Cấp 8 là hệ thống kiểm soát Internet, không có bất kỳ tổ chức nào có quyền kiểm soát nó. Đến nay, vẫn chưa ai biết được có những thông tin nào, hoạt động gì ẩn trong tầng này. Hiện tại, The Primarch System được gọi là Boss cuối của hệ thống Internet.

Deep Web tốt hay xấu? Ưu và nhược điểm nổi bật

Ưu điểm của Deep Web

  • Deep web có chứa những thông tin mà các công cụ tìm kiếm không có sẵn. Deep web rất hữu dụng để tổ chức những cuộc họp mà không phải lo sợ bị nghe lén hay phát hiện.
  • Deep web cung cấp nguồn tài liệu phong phú cho các nhà khoa học vì chứa nhiều thông tin hấp dẫn nhưng chưa được công bố trên Google
  • Bạn có thể tố cáo các hành động vô nhân đạo xảy ra khắp nơi trên thế giới nhờ Deep web mà không bị hăm doạ hoặc kiểm duyệt bởi các phương tiện truyền thông.
  • Với khả năng ẩn danh cực tốt, nếu biết cách sử dụng Deep web một cách hợp pháp và an toàn, đây sẽ trở thành công cụ mang lại giá trị cao và bảo mật cho người dùng

Nhược điểm của Web chìm

Nhược điểm của Deep Web

  • Deep web cung cấp một nền tảng vô hình và ẩn danh, tạo cơ hội và làm tăng nguy cơ cho rất nhiều các hoạt động phi pháp như tin tặc, buôn bán vũ khí, chất cấm và các hoạt động về quyền riêng tư và an toàn của con người.
  • Do thiếu tính giám sát và kiểm duyệt, deep web trở thành môi trường cho các tội phạm mạng lộng hành, thả virus độc hại và gây ra rất nhiều thiệt hại về tiền bạc, thông tin cá nhân,…
  • Cũng bởi nguồn thông tin lớn và không được kiểm duyệt, nội dung trên deep web rất đa dạng nhưng không được đảm bảo. Có thể sẽ chứa những thông tin sai lệch hoặc những nội dung không phù hợp cho nhiều độ tuổi người xem,…

Tuy nhiên, tất cả những vấn đề trên không không áp dụng cho toàn bộ deep web, không phải nội dung nào trên deep web cũng là phi pháp. Nhưng cách nhiều người lợi dụng ưu điểm của deep web để thực hiện những hành động phi pháp, mới khiến nền tảng này bị “biến chất” đến vậy.

Deep web khác gì so với Dark web?

Hai thuật ngữ dark web và deep web đôi khi được sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng thực chất chúng không giống nhau. Cụ thể, bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:

So sánh Deep Web Dark Web
Bản chất Là phần Internet không được lập chỉ mục và không thể tìm được trên các thanh công cụ tìm kiếm. Là một phần nhỏ của Deep Web.
Cách truy cập Thường yêu cầu xác thực hoặc giới hạn truy cập. Được truy cập thông qua các mạng overlay như: Tor, I2P hoặc Freenet
Nội dung Bao gồm cả nội dung hợp pháp và phi pháp Thuần các nội dung phi pháp ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn như: thị trường chợ đen, đánh cắp thông tin cá nhân và thẻ tín dụng, phần mềm độc hại, sản phẩm cấm và các dịch vụ tấn công mạng,…

Có nên truy cập Deep web không?

Đối với những tầng đầu, nội dung tại web chìm không thực sự đặc biệt. Nhưng đi sâu vào những cấp độ tiếp theo, deep web sẽ chứa những thông tin đen tối, nhạy cảm, ám ảnh, thậm chí gây nguy hiểm đến cuộc sống ngoài đời thực của bạn. Lời khuyên tốt nhất là KHÔNG NÊN TRUY CẬP VÀ ĐI SÂU VÀO DEEP WEB,  bởi bạn sẽ không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình nếu như đã xem quá nhiều bí mật, thông tin cấm,…

Quan trọng hơn, có khả năng việc truy cập vào deep web sẽ làm thông tin cá nhân, dữ liệu của bạn bị leak, bị kẻ xấu đánh cắp và rao bán trên chợ đen hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, các thiết bị truy cập của bạn có thể dễ dàng nhiễm các mã độc, virus khi truy cập vào hệ thống deep web,…

Nếu như bạn đã lỡ vô tình truy cập vào những tầng sâu của deep web rồi, thì KhoADS khuyên bạn hãy liên hệ ngay đến các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin để được xử lý kịp thời.

Những lưu ý khi truy cập Deep Web

Lưu ý khi truy cập deep web

Nhằm giúp bạn hạn chế được những rủi ro khi truy câp Deep Web, chúng tôi đã lên list những điều mà bạn cần lưu ý:

  • Cài đặt các phần mềm bảo mật và antivirus mới nhất cho máy tính và các thiết bị của bạn, trước khi sử dụng Deep Web
  • Giấu địa chỉ IP bằng cách sử dụng các phương tiện đảm bảo quyền riêng tư như mạng Tor, để bảo vệ thông tin cá nhân
  • Tránh chia sẻ các thông tin cá nhân và thông tin tài khoản lên Deep Web
  • Lựa chọn truy cập vào những nội dung phù hợp
  • Tránh tham gia vào các hoạt động phi pháp trên deep web

Tóm lại, Deep web là hệ thống rộng lớn với nhiều thông tin hợp pháp và cả bất hợp pháp. Chính vì nguy hiểm và bí ẩn nên web chìm tạo ra rất nhiều tò mò đối với người sử dụng Internet. Tuy nhiên, đối với người dùng bình thường, chúng tôi khuyên bạn không nên truy cập vào deep web để tránh những hệ lụy xấu. Hy vọng thông tin mới được KhoADS chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được Deep web là gì và có được những cân nhắc hợp lý khi truy cập nền tảng này.

Có thể bạn quan tâm:

  • Top 10 phần mềm fake IP được sử dụng nhiều nhất hiện nay
  • Những lưu ý cần biết để tối ưu hoá bảo mật website
Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!
Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!