Cyber Attack là gì?
Cyber Attack được hiểu là một cuộc tấn công mạng/tấn công không gian mạng. Đây là hình thức xâm nhập vào các hệ thống mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, website hoặc thiết bị kỹ thuật số của cá nhân/tổ chức được thực hiện bởi các tội phạm công nghệ cao (cybercriminal). Chúng có thể sử dụng một hoặc nhiều máy tính để thực hiện chống lại các mạng hay máy khác. Cybercriminal có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để triển khai Cyber Attack và mỗi một cuộc Cyber Attack có thể sẽ vô hiệu hoá các máy tính hoặc đánh cắp dữ liệu hay thậm chí là điểm bắt đầu cho cuộc tấn công khác với quy mô lớn hơn.
Xem thêm:Cyber Security là gì? Khó khăn của Cyber Security hiện nay
Đối tượng và mục đích của Cyber Attack
Đối tượng có thể rơi vào tầm ngắm của Cybercriminal có thể là các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, cá nhân thậm chí là cơ quan nhà nước hay cả một quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chính là đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng. Bởi đơn giản, mục tiêu thực hiện hành vi của những kẻ tấn công mạng chính là vì lợi nhuận.
Bên cạnh đó, những kẻ tấn công mạng còn thực hiện hành vi nhằm mục đích trục lợi phi pháp, hiển thị quảng cáo kiếm tiền, tống tiền các doanh nghiệp, làm tổn hại đến đến các dữ liệu được lưu trữ hoặc huỷ hoại hệ thống, thiết bị. Ngoài ra còn có một số mục đích khác nguy hiểm và phức tạp hơn như cạnh tranh không lành mạnh, tấn công vào kinh tế, an ninh của một quốc gia, tấn công để đánh sập tổ chức tôn giáo. Bên cạnh đó một số hacker còn thực hiện hành vi tấn cộng mạng như một trò để mua vui, thử sức.
Xu hướng Cyber Attack hiện nay
Tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm
Với cách thức tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm, các hacker thường sẽ cài đặt mã độc vào phần mềm bằng việc thông qua sửa đổi và lây nhiễm một trong các block mà phần mềm đó dựa vào. Cụ thể như các chuỗi vật lý hay sức mạnh của chuỗi cung ứng cũng phải dựa vào khả năng liên kết.
Xem thêm: Công cụ quét mã độc website
Cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm thường được chia ra thành hai loại chính. Loại thứ nhất là các cuộc tấn công dã rõ mục tiêu. Với loại này, các hacker sẽ thực hiện quét danh sách các nhà cung cấp mục tiêu. Sau đó tìm ra liên kết yếu nhất để có thể xâm nhập vào. Loại còn lại trong cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm là tấn công càng nhiều người càng tốt. Loại này được thực hiện bằng cách định vị một liên kết nhưng có bán kính phân phối lớn.
Tấn công Phishing
Tấn công Phishing là một kỹ thuật tấn công mạng phổ biến và là mối đe dọa lớn với an ninh mạng. Các hacker sẽ dùng các kỹ thuật hiện đại để dễ dàng vượt qua rào cản bảo mật của email. Nhờ đó, các hacker có thể tống tiền hoặc có những hình thức đe dọa người dùng. Phương thức tấn công này thường được thực hiện thông qua email nếu người dùng mở email và click vào đường link giả mạo sẽ được yêu cầu đăng nhập. Sau khi người dùng đăng nhập các hacker sẽ có thông tin ngay lập tức.
Xem thêm: Email Phishing là gì? Phòng tránh như thế nào?
Tấn công vào Cloud
Chính sự phổ biến rộng rãi của môi trường Cloud đã làm xuất hiện nhiều cuộc tấn công vào tài nguyên và các dữ liệu trong nền tảng này. Chỉ cần quản lý tài nguyên Cloud kem hay cấu hình sai sẽ tạo ra mối đe dọa cho môi trường Cloud. Một khi thông tin xác thực bị cấu hình sai hoặc rò rỉ Hacker hoàn toàn có thể tận dụng lỗ hổng này để xâm nhập vào nền tảng đám mây.
Tấn công thiết bị di động
Ngày nay, các ứng dụng ngân hàng di động đang ngày càng trở nên phổ biến và các hacker cũng đang dần áp dụng các kỹ thuật tấn công vào thế giới di động. Hơn nữa, malware với sự sát nhập thành công vào thế giới mobile cyber có thể đánh cắp các dữ liệu thanh toán, thông tin đăng nhập và quỹ tài khoản ngân hàng của người dùng.
Giải pháp ngăn chặn Cyber Attack
Nhiều thống kê cho rằng hiện nay các doanh nghiệp không được bảo vệ hiệu quả khỏi Cyber attack. Thế nhưng không phải là không có cách để ngăn chặn Cyber Attack. Chìa khóa để có thể chống lại các cuộc Cyber Attack là một kiến trúc bảo mật mạng end-to-end. Cấu trúc này được tạo thành từ nhiều lớp có thể phủ rộng tất cả các mạng, thiết bị di động, cloud và endpoint. Với kiến trúc này ta có thể quản lý hiệu quả nhiều lớp bảo mật và có thể theo dõi tất cả các môi trường mạng, cơ sở hạ tầng di động và dịch vụ cloud.
Bên cạnh đó, còn một số giải pháp để ngăn chặn Cyber Attack như:
- Duy trì an ninh ổn định
- Điều quan trọng là phải phòng ngừa
- Kiểm soát tốt mọi hướng tấn công
- Triển khai và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất
- Liên tục cập nhật nhận thức về các mối đe dọa và thắt chặt các biện pháp bảo mật an ninh mạng trong toàn bộ tổ chức
- Sử dụng trình chống virus tốt nhất
- Sử dụng Firewall mạnh mẽ, có thể sử dụng Firewall mặc định hoặc Firewall được cung cấp từ bên thứ ba
- Đảm bảo không có Plug and Play nào được hỗ trợ trong hệ thống mạng của tổ chức.
- Thường xuyên theo dõi lưu lượng phát hiện khi có điểm bất thường
Trên đây là những thông tin về Cyber Attack là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các cuộc tấn công mạng có biết cách để ngăn chặn Cyber Attack hiệu quả.