Bit là gì?
Bit là viết tắt của một từ tiếng Anh có tên Binary digIT, có ký hiệu là b thường. Bit là một đơn vị đo thông tin được xem là nhỏ nhất trong máy tính. Chúng thường được biểu diễn dưới dạng số nhị phân (được thể hiện bởi các dãy số gồm 1 và 0). Trong lập trình máy tính, những đơn vị này có thể biểu diễn được sự chuyển động của các luồng thông tin. Kết quả chúng trả về sẽ là hai đáp án có hoặc không, đúng hoặc sai,…
Ngoài ra, bit còn là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng trong lưu trữ thông tin và lưu trữ dung lượng của các bộ nhớ máy tính như USB, ổ cứng, RAM,…
Byte là gì?
Byte có ký hiệu là chữ B in hoa, là một đơn vị dùng để lưu trữ thông tin trong máy tính. Những dãy ký tự bit cố định và nối tiếp nhau sẽ được gọi chung là byte. Hiện nay, 1 byte có thể biểu diễn được 256 giá trị khác nhau của thông tin.
Người ta đã quy định: 1 byte = 8 bit (1B = 8b). Một byte cũng tương đương với một ký tự viết, vậy để thể hiện một từ chúng ta phải cần khoảng 10 byte. Và, để thể hiện một câu văn ngắn chúng ta phải cần xấp xỉ 100 byte. Do số lượng byte biểu diễn quá nhiều, người ta phát minh thêm các đơn vị đo cao hơn. Nhưng chúng đều có thể quy đổi ra byte theo một quy luật nhất định.
Khi nào nên dùng Bit và Byte?
Theo như định nghĩa, khi nào muốn đo tốc độ truyền tải thông tin hoặc lượng truyền tải qua các đơn vị viễn thông, ta có thể dùng bit. Khi bạn lưu trữ các thông tin và muốn biểu hiện dung lượng hiện tại của các thiết bị thì sử dụng byte.
Ta có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu giữa hai dạng bit và byte thông qua việc tính toán. Cách tính toán và một số đơn vị khác thường được sử dụng chúng tôi sẽ biểu diễn bên dưới đây.
Những cách chuyển đổi giữa Bit và Byte
Như trên, ta biết được 1 byte = 8 bit (1B = 8b), vậy nên khi có byte và muốn tính số bit, ta nhân giá trị của byte với 8. Ngược lại, khi bạn muốn tính số byte dựa vào số bit, chỉ việc chia số bit đó cho 8.
Để dễ sử dụng hai đơn vị này hơn, người ta thường thêm vào các tiền tố trước byte như mega (được ký hiệu là M), peta (được ký hiệu là P), exa ( được ký hiệu là E), giga (được ký hiệu là G), tera (được ký hiệu là T), zetta (được ký hiệu là Z) và yotta (được ký hiệu là Y). Đây là cách gọi trong hệ nhị phân. Ta có cách chuyển đổi như sau: 1KB = 1024 byte, đơn vị sau sẽ cách đơn vị trước đúng 1024, tương tự với các đơn vị tiếp theo. Từ đó, ta dễ dàng có được bảng sau đây:
Đơn vị | Ký hiệu | Quy đổi tương đương |
Byte | B | 8 b |
Kilobyte | KB | 1024 B |
Megabyte | MB | 1024 KB |
Gigabyte | GB | 1024 MB |
Terabyte | TB | 1024 GB |
Petabyte | PB | 1024 TB |
Exabyte | EB | 1024 PB |
Zetabyte | ZB | 1024 EB |
YottaByte | YB | 1024 ZB |
BrontoByte | BB | 1024 YB |
Để tính ra byte, ta chỉ cần lấy lên số mũ của 1024. Ví dụ, muốn biết 1MB tương đương bao nhiêu byte, ta tính kết quả của 1024 x 1024. Ta có: 1 MB = 1024 KB = 1.048.576 byte. Hoặc: 1 GB = 1024 MB = 1.048.576 KB = 1.073.741.824 byte. Tương tự với các đơn vị tiếp theo.
Sự khác biệt của Bit và Byte
Sự khác biệt cơ bản nhất của bit và byte là do cách sử dụng. Bit để đo lường tốc độ truyền tải, còn byte dùng để biểu thị khả năng lưu trữ. Byte có dung lượng lớn hơn bit. Trong các hoạt động về công nghệ thông tin, người ta thường sử dụng đơn vị căn bản là byte.
Bit và Byte không có quá nhiều khác biệt, người dùng cũng có thể luân chuyển giữa hai đơn vị này. Tuy nhiên, việc biểu diễn bằng bit quá dài dòng nên người dùng cũng ít khi sử dụng đơn vị này.
Ứng dụng của Bit và Byte vào đường truyền
Những người có hiểu biết về máy tính đều phải có sự hiểu biết về hai khái niệm này. Bởi trong hệ máy tính, chúng không khác một ngôn ngữ của máy và được gắn với hệ nhị phân. Cùng KhoADS Tactic tìm hiểu xem hai khái niệm Bit và Byte có ứng dụng như thế nào vào đường truyền của máy tính.
Tốc độ đường truyền thông tin
Tốc độ truyền tải dữ liệu là số đơn vị dữ liệu được truyền đi trong một đơn vị thời gian. Khái niệm này được ra đời vào năm 2001, bắt nguồn từ sự ra đời của SATA. Không dừng lại ở những năm 2001, SATA đang có những bước phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, đơn vị được dùng để đo lường tốc độ đường truyền của thông tin là Megabit trên s (được ký hiệu là Mbps hoặc Mb/s) và MegaByte/s (được ký hiệu là MBps hoặc MB/s). Tương tự như Bit và Byte, hai đơn vị này được sử dụng ở những trường hợp khác nhau. Mbps dùng để đo đường truyền của các mạng Internet dân dụng, MBps đường truyền Internet trên các thanh công cụ của mạng như Download, Update.
Theo chuẩn SATA, tốc độ đường truyền mồi giây được quy đổi dưới dạng MBps và tương ứng với các giá trị 192 và 768MB/s. Đây là tốc độ tại hai đời 1.0 và 3.0, được tính toàn theo thực tế. Trong giao tiếp PCI Express, người ta sử dụng phương thức mã hoá và tính toán bằng hàm nhị phân tương tự SATA.
Dung lượng của ổ cứng trong máy tính
Bit và Byte còn được dùng để thể hiện dung lượng của ổ cứng máy tính. Bạn có thể theo dõi hai đơn vị này bằng cách mở phần cài đặt trong máy tính, kích chuột phải chọn My computer rồi lần lượt chọn Manage và Disk Management.
Lúc này, giao diện trên máy tính sẽ hiển thị các thông số bao gồm:
- Desk 0: Dung lượng tổng của ổ cứng máy tính.
- Capacity: Tổng dung lượng ổ của máy tính.
- Free space: Dung lượng còn lại khả dụng của máy tính.
Những thông số này sẽ hiển thị dưới dạng các đơn vị đo lường như Byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho hai giá trị desk 0 và Capacity có sự khác nhau? Rất đơn giản, dung lượng của ổ cứng Desk 0 sẽ có một phần không gian cho hệ điều hành của máy tính. Những tệp tin OS, ổ đĩa flash sẽ không được tính vào dung lượng của ổ cứng. Vậy nên, Desk 0 và Capacity sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Bit và Byte là hai đơn vị đo lường quan trọng khi bạn muốn tìm hiểu về ngôn ngữ máy tính. Bài trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Bit là gì? Byte là gì? Khi nào nên dùng Bit và sự khác biệt giữa Bit và Byte. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn!
Tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ lập trình máy tính: Javascript, Java, C++, C#, PHP, Python, …