DMCA là giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ website của bạn tránh khỏi tình trạng vi phạm bản quyền. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng bị các website khác đánh cắp thông tin, nội dung hay hình ảnh trên website của bạn. Đồng thời, cài đặt DMCA cho website cũng giúp bạn dễ dàng kháng cáo lấy lại những bài viết bị người khác chơi xấu. Trong bài viết này, KhoADS Tactic sẽ hướng dẫn bạn cáchviết báo cáo vi phạm bản quyền gửi lên Google đơn giản và nhanh chóng nhất!
DMCA là gì?
DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là một chương trình bảo vệ bản quyền của các sản phẩm kỹ thuật số trên Internet. Đồng thời, luật của DMCA cũng quy định rõ về các hình thức xử lý website có hành vi vi phạm bản quyền, bao gồm bẻ khóa hay kinh doanh các sản phẩm công nghệ trái phép.
Cách thức DMCA bảo vệ bản quyền cho website
Để giải quyết những tranh chấp và bảo vệ bản quyền cho nội dung trên website đã đăng ký với DMCA, bạn cần phải thêm một đoạn code do DMCA cung cấp vào trang web có nội dung bạn muốn bảo hộ bản quyền. Từ đó, DMCA sẽ thiết lập một bản chứng nhận cho website của bạn.
Nếu bạn phát hiện một website lấy cắp nội dung từ trang web của bạn, lúc này bạn chỉ cần báo với DMCA và họ sẽ có trách nhiệm thông báo với người phụ trách trang web đó để gỡ bài viết đó xuống. Trong trường hợp người phụ trách không có phản hồi thì DMCA sẽ tiến hành thông báo cho OSP/ISP để họ có biện pháp xử lý.
Tại sao cần cài DMCA cho website?
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc đăng ký và cài đặt DMCA cho website là rất cần thiết. Nếu không có biện pháp bảo vệ bản quyền nội dung, nó sẽ rất dễ bị đánh cắp hoặc sao chép.
Trong khi đó, đăng ký bảo hộ quyền tác giả DMCA cho website sẽ giúp xác lập cơ chế bảo hộ quyền tác giả của trang web đó trên Internet. Đồng thời bảo vệ quyền tác giả của website chống lại các hành vi xâm phạm như sao chép lậu, đánh cắp hay sử dụng trái phép nội dung.
Như vậy, DMCA thực sự là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp bảo vệ website của trước các vấn đề về bản quyền. Điều này rất quan trọng cho quá trình SEO web, đảm bảo website hoạt động tốt hơn trên Google và tránh những kiện tụng không đáng có.
Cách đăng ký DMCA cho website
Để đăng ký DMCA cho website, bạn hãy làm theo 4 bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào DMCA để tiến hành đăng ký
- Để đăng ký DMCA cho website, trước tiên bạn cần truy cập vào trang web chính thức của DMCA tại địa chỉ:https://www.dmca.com/. Lúc này màn hình hiển thị như hình bên dưới:
- Bạn điền đầy đủ thông tin vào các trường: First Name, Last Name, Company Name và Email Address rồi nhấn chọn nút Submit.
- Tiếp đến bạn check mail để nhận password.
Bước 2: Chọn lý do bạn đăng ký DMCA
- Dùng password được cấp và đăng nhập và DMCA tại địa chỉ https://www.dmca.com/users/login.aspx.
- Sau khi đăng nhập, bạn chọn chức năng Add Badges your site để lấy logo của DMCA và đoạn mã code bỏ vào footer của website.
Bước 3: Dán đoạn code của DMCA vào trang web
- Sau khi đăng ký xong, DMCA sẽ cho bạn danh sách những logo DMCA PROTECTED. Bạn hãy chọn ra một logo bạn thích rồi sau đó copy đoạn code dán vào footer trên website mình là xong.
- Nếu logo của DMCA hiển thị trên footer của website nghĩa là bạn đã đăng ký và cài đặt thành công DMCA.
Quy trình báo cáo vi phạm bản quyền Google DMCA
Trong phần tiếp theo, KhoADS Tactic sẽ hướng dẫn bạn cách báo cáo vi phạm bản quyền Google DMCA.
Xác định nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của website vi phạm
- Trước khi gửi báo cáo vi phạm bản quyền Google DMCA, bạn cần xác định nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tên miền của website bạn muốn báo cáo vi phạm. Bạn có thể sử dụng công cụ WhoIsHostingThis.com để lấy các thông tin địa chỉ IP của trang web bạn cần đưa vào yêu cầu báo cáo Google DMCA.
- Thao tác cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập tên miền của website vi phạm, công cụ sẽ ngay lập tức hiển thị những thông tin của website đó.
Gửi yêu cầu gỡ vi phạm bản quyền
Để thực hiện báo cáo vi phạm bản quyền Google DMCA, trước tiên bạn cần truy cập vào địa chỉ sau: https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice?hl=vi. Lúc này gia diện màn hình sẽ hiển thị như sau:
Các mục cần điền bao gồm:
- Tên: Điền tên của người đứng ra báo cáo vi phạm bản quyền
- Họ: Điền họ của người đứng ra báo cáo vi phạm bản quyền
- Chủ bản quyền mà bạn đại diện: Google đã để mặc định là Self (tức là Bản thân người dùng). Nếu không có chủ bản quyền thì bạn cứ giữ nguyên như vậy.
- Địa chỉ email: Điền chính xác địa chỉ của bạn hoặc công ty của bạn vì Google sẽ liên hệ lại để xác minh bản quyền có phải của bạn không.
- Quốc gia/Vùng: Chọc chính xác tên quốc gia mà công ty bạn đang hoạt động.
- Xác định, mô tả tác phẩm có bản quyền: Ở phần này người dùng phải đưa ra những nội dung mà bài viết của bạn bị sao chép bất hợp pháp. Lưu ý mô tả ngắn gọn vì chỉ được điền tối đa 500 ký tự.
- Tôi có thể xem mẫu được cấp phép tác phẩm ở đâu?: Phần này bạn sẽ nhập đường dẫn của bài viết trên website của bạn bị sao chép để bên Google xem xét.
- Vị trí của tài liệu vi phạm: Ở phần này bạn đưa đường dẫn chính xác của trang web chứa nội dung vi phạm bản quyền.
- Phần Lời tuyên thệ: Phần này bắt buộc đánh dấu hết.
- Phần Chữ ký: Phần này chỉ cần nhập ngày bạn thực hiện báo cáo và ghi đầy đủ lại họ tên mình là được.
- Cuối cùng là nhấn chọn Tôi không người máy rồi nhấn nút Gửi
Lưu ý: Thời gian giải quyết đơn khiếu nại vi phạm bản quyền của Google thường rất lâu. Google có thể liên hệ với bạn qua email đã điền ở trên để yêu cầu bạn cũng cấp thêm bằng chứng xác thực bạn là chủ sở hữu tài liệu bị vi phạm bản quyền. Lúc đó bạn cần trả lời lại email để tiếp tục quá trình giải quyết vi phạm bản quyền. Nếu bạn không phản hồi lại cho Google thì coi như quá trình báo cáo vi phạm bản quyền vô tác dụng. Vậy nên, bạn cần theo dõi tin nhắn gửi đến email thường xuyên để tránh bỏ lỡ tin nhắn từ phía Google.
Trên đây là cách gửi kháng cáo vi phạm bản quyền DMCA bạn có thể áp dụng khi bị nhận được thông báo. Tuy nhiên, trước khi gửi kháng cáo, bạn cần phải chắc chắn bài viết bị kháng cáo là do chính bạn biên tập, không sao chép từ website khác. Hi vọng những thông tin trên đây của KhoADS Tactic sẽ giúp ích cho bạn trên con đường xây dựng và phát triển website.