Tính đến thời điểm hiện tại, ITR được biết đến là một chỉ số quyết định, có ý nghĩa sống còn trong sự thành công của bất kì chiến dịch SEO nào. Nâng cao chỉ số ITR đồng nghĩa với việc giúp website của bạn lọt top truy cập nhiều trong các công cụ tìm kiếm giúp tối ưu trang web. Vậy khái niệm ITR là gì? Cách tính ITR ra sao? Hãy cùng KhoADS Tactic khám phá chỉ số này qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm ITR
Interpolation Traffic Rate viết tắt là ITR, được định nghĩa là một loại chỉ số đo lường mức độ hiệu quả tổng thể của các dự án SEO giúp tối ưu website với số lượng từ khóa cực lớn hơn 100 từ.
Chỉ số ITR được tính thông qua hai yếu tố chính đó là tỷ lệ vị trí xếp hạng từ khóa và lượng traffic của từ khóa. Cụ thể đó là tính trung bình cộng của tổng các từ khóa đang được SEO. Sau khi có được con số cụ thể về ITR, người điều hành nắm được lượng traffic keyword đã đạt hay chưa, tỷ lệ từ khóa có thứ hạng cao đã ổn không. Từ đó sẽ có hướng đi đúng cho dự án đạt kết quả tốt nhất.
Tầm quan trọng của ITR với các chiến dịch SEO
Như ta đã biết, ITR là chỉ số quan trọng song hành cùng với mục tiêu của dự án SEO. Một khi số lượng từ khóa trang web quá lớn, việc đánh giá hiệu quả SEO gặp không ít các khó khăn. Dưới đây là 2 tác dụng lớn nhất của chỉ số ITR mang lại.
Hỗ trợ đánh giá chiến dịch SEO theo lượng Traffic
Từ trước đến nay, traffic của trang web là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể dựa vào để đánh giá và định hướng chiến dịch SEO. Tuy nhiên, nếu như chỉ đơn thuần dựa vào tổng traffic thì hiển nhiên sẽ khó phân biệt lượng traffic này có đi đúng hướng về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
VÍ DỤ CỤ THỂ: Trang web doanh nghiệp “thực phẩm sạch hữu cơ”
Để tăng lượng traffic cho website các nhân viên sẽ đăng tải bài viết và tối ưu keyword về “đời tư của nam ca sĩ nổi tiếng”. Lúc này hiển nhiên, tổng lượng traffic sẽ tăng cao. Vậy nhưng, số lượng người truy cập này lại không cần thiết vì nhu cầu của người dùng lại là đọc tin chứ không phải tìm hiểu sản phẩm hay mua hàng của bạn.
Khi này, ITR hỗ trợ giảm đi những lượng truy cập vào trang web một cách dư thừa. Ta có thể tham khảo cách phân loại các Traffic theo nguồn gốc truy cập theo 4 nhóm cơ bản sau:
- Social Traffic: lượng traffic website của bạn được cung cấp được đến từ các bài quảng cáo hoặc hot search trang mạng xã hội social media như ứng dụng Zalo, Facebook, Tiktok, Instagram,…
- Referral Traffic: lượng truy cập này được đến từ các đường link của website giới thiệu hoặc có liên quan khác. Đây là nguồn traffic quan trọng và vô cùng chất lượng vì người có nhu cầu truy cập vào đều là người đang hướng sự quan tâm đến nội dung trong trang web của bạn.
- Organic Traffic: số lượng các Traffic đến từ lượng kết quả tìm kiếm truy cập của công cụ tìm kiếm Bing, Google, Yahoo, Messenger,…và chúng hoàn toàn miễn phí.
- Direct Traffic: lượng traffic trực tiếp truy cập vào trang web của bạn mà không cần thông qua một web trung gian hay mạng xã hội hay các công cụ tìm kiếm truy cập nào. Chính vì vậy, đây là lượng Traffic chất lượng nhất cần quan tâm.
Từ trên ta có thể nhận thấy rằng, Referral Traffic, Organic Search Traffic, Direct Traffic là ba nguồn lưu lượng truy cập hữu ích nhất.
Sau khi bạn cùng doanh nghiệp đã có thể xác định rõ ràng, cụ thể và phân loại nguồn traffic như trên, người quản lý cần biết cái nào quan trọng cái nào không. Sau đó, các SEOer sẽ nhận thức mức độ hiệu quả của chiến lược SEO đã áp dụng trước đó và có những điều chỉnh tích cực nhất để phù hợp cải thiện.
Đánh giá tỷ lệ % từ khóa lên TOP
Khi tham gia vào chiến lược SEO, việc đánh giá tỷ lệ % từ khóa lên TOP sẽ cho ra kết quả chính xác và cụ thể hơn khi tính tổng lượng traffic như ở trên. Ví dụ như, bạn cần những công ty SEO mang lại cho bạn cần đạt 30% keyword ở Top 1, 40% từ khóa nằm trong Top 10 hot search trên trang chủ của Google.
Vậy nhưng, nếu công ty SEO mà bạn đang đặt toàn bộ niềm tin vào lại chỉ “lăm le” tập trung vào từ khóa lượng truy cập thấp. Điều này đồng nghĩa với việc người truy cập những bài viết này thường sẽ không quan tâm đến chủ đề doanh nghiệp bạn hay chỉ tiêu kia chỉ dành cho nhóm từ khóa có tổng lượng traffic ở mức thấp nhất.
Tìm hiểu thêm: 5 Tiêu chí lựa chọn công ty SEO chuyên nghiệp
Khi đánh giá tỷ lệ % từ khóa lên TOP, chỉ số ITR hỗ trợ tối đa cho bạn tính toán được lượng từ khóa đã lên Top tra cứu so với nhóm từ khóa ban đầu đã được bạn dự kiến. Thêm vào đó, người quản lí biết được nhóm từ khóa này có thể giúp tác động tốt đến doanh thu cao hay không. Hiển nhiên việc này sẽ giúp bạn đánh giá tốt hiệu quả của dự án SEO.
Cách tính chỉ số ITR
Phương pháp đánh giá chiến lược SEO dựa trên chỉ số ITR tổng quát hơn, chính xác hơn khi kết hợp được cả lượng Traffic truy cập, tìm kiếm từ khóa và tỷ lệ % keyword lên TOP.
Tính đến thời điểm hiện tại, để có được số liệu về chỉ số ITR, người quản lí điều hành sẽ áp dụng phương pháp đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch SEO đi kèm đó là số lượng từ khóa hơn 100 từ. Tiếp đó, tính trung bình cộng từ khóa đang được tối ưu.
Chỉ số ITR có đơn vị tính chính thức là % (phần trăm). Khi tính chỉ số ITR, bảng dữ liệu cần thiết được lập để hỗ trợ tính gồm 5 cột.
- Cột A: Đây là hệ thống đầy đủ danh sách tất cả những từ khóa đã được nghiên cứu, tư vấn, lựa chọn và thông qua ở giai đoạn đầu trước khi bắt đầu chiến dịch SEO. Nó là kết quả thống nhất của khách hàng và công ty SEO.
- Cột B: Con số này biểu thị số lượt truy cập và tìm kiếm hàng tháng của mỗi một từ khóa ở cột A. Cột B được xác định chính xác lượt search nhờ vào công cụ hỗ trợ tra cứu traffic website của Google cung cấp. Đó có thể là Keywords Planner, Google Analytic, Google Search Console.
Bật mí thêm cho bạn, ta cũng có thể xác định được lượng traffic của công ty đối thủ bằng vài phần mềm sau: SEMRush, Ahrefs, Similar Web,..
- Cột C: biểu thị thứ hạng hay chính là vị trí hiện tại của từ khóa tương ứng.
- Cột D: Đây là chỉ số CTR lý thuyết được tính theo đơn vị phần trăm. CTR biểu hiện số lần người dùng click chuột vào trang web của bạn trên ứng dụng tìm kiếm ví dụ như Google. Thông thường, thứ hạng càng cao thì cột D càng cao.
Lưu ý rằng cột D dựa trên sự tham khảo qua các nghiên cứu nước ngoài với 100.000 từ khóa lấy ngẫu nhiên từ các ngành nghề khác nhau.
- Cột E: Lượng Traffic lý thuyết hiện tại được tính bằng cách tính tổng của tích cột B nhân với cột D.
Lượng Traffic lý thuyết tối đa trong điều kiện tiêu chuẩn là tất cả những từ khóa trong dự định đều đạt top 1 Google sẽ được tính như bảng dưới.
Tham khảo thêm:9 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa chuẩn nhất hiện nay
A | B | C | D | E | |
1 | Từ khóa | Lượt truy cập/tháng | Thứ hạngtừ khóa | CTR lý thuyết (%) | Trafficlý thuyết |
2 | Từ khóa 1 | 1.500 | 1 | 40 | 600 |
3 | Từ khóa 2 | 700 | 4 | 20 | 140 |
4 | Từ khóa 3 | 600 | 1 | 40 | 240 |
5 | Từ khóa 4 | 200 | 1 | 40 | 80 |
6 | Từ khóa 5 | 200 | 2 | 30 | 60 |
7 | Từ khóa 6 | 160 | 2 | 30 | 48 |
8 | Từ khóa 7 | 160 | 4 | 20 | 32 |
9 | Từ khóa 8 | 150 | 1 | 40 | 60 |
10 | Từ khóa 9 | 150 | 1 | 40 | 60 |
11 | Từ khóa 10 | 140 | 3 | 25 | 35 |
12 | Từ khóa 11 | 100 | 1 | 40 | 40 |
13 | Tổng | 4.060 | 1.395 | ||
Traffic lý thuyết hiện tại | 1.395 | ||||
Traffic lý thuyết tối đa | 4.060*0.4=1.624
Tại đây giả sử rằng tất cả mọi từ khóa đạt top 1 tìm kiếm |
Từ bảng tính đơn giản như trên, bạn sẽ có được số liệu cụ thể tính toán được chính xác chỉ số ITR. Luôn nhớ rằng, nắm rõ chỉ số ITR và áp dụng nó trong chiến dịch SEO thì hiệu quả nhận được sẽ ngoài sự mong muốn ban đầu của bạn.
Công thức cụ thể tính ITR
ITR ảnh hưởng đến chiến lược về sau của bạn. Ta có công thức tính ITR cụ thể như sau:
ITR = Traffic lý thuyết hiện tại : Traffic lý thuyết tối đa
Trong đó:
- Traffic lý thuyết hiện tại = Lượng truy cập và tìm kiếm trong tháng x CTR lý thuyết.
- Traffic lý thuyết tối đa = Tổng lượng truy cập hàng tháng x CTR khi từ khóa đạt top 1 Google.
Theo bảng nội dưng trên, khi này ta tính được ITR = 85.90%
Trên đây, KhoADS Tactic đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chỉ số ITR cùng với cách tính chỉ số ITR và ứng dụng của nó trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và vận dụng chúng một cách hữu ích và đạt thành công trên cả mong đợi nhé.