Tấn công Active online là dạng tấn công mật khẩu nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người dùng thắc mắc. Nhất là khi công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ thì các hình thức tấn công bảo mật càng đa dạng hơn rất nhiều. Tìm hiểu để biết đầy đủ, chi tiết thông tin về tấn công Active online trở thành những kiến thức hữu ích, từ đó giúp việc nâng cao bảo mật được đảm bảo tốt.
Tấn công mật khẩu là gì?
Tấn công mật khẩu xét về bản chất nó chính là cách thức mà các hacker tìm mọi cách để tiến hành hack mật khẩu, tiến hành truy cập vào tài khoản cá nhân của bạn. Bởi vậy mà tình trạng này còn được gọi tên là hack password.
Thông thường thì mục đích chính của các hacker khi tiến hành tấn công mật khẩu cá nhân của người dùng là để truy cập vào tài khoản, từ đó có những hành vi lừa đảo nếu có thể. Một vài loại tài khoản thường đối diện với tình trạng bị hack phải kể tới như gmail, hay facebook. Đặc biệt, việc bị tấn công mật khẩu của tài khoản thẻ tín dụng, hay tài khoản ngân hàng,… vô cùng nguy hiểm với nguy cơ dẫn tới những thiệt hại về mặt tài chính.
Tấn công Active online là gì?
Tấn công Active online được hiểu chính là dạng tấn công vào những tài khoản đã được tạo sẵn ở trạng thái đang hoặc chưa được sử dụng. Thường thì hacker sẽ ưu tiên tấn công trực tiếp vào những tài khoản đã được dùng bởi khả năng lừa đảo được sẽ cao hơn, lượng tài nguyên có được cũng lớn hơn.
Thực hiện tấn công Active online là dạng tấn công thông qua việc đoán biết trước mật khẩu của tài khoản đó. Lúc này hacker sẽ sử dụng chính mật khẩu để truy cập vào tài khoản một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.
Tấn công Active online là dạng tấn công mật khẩu nào?
Với việc tìm hiểu và biết được định nghĩa về tấn công mật khẩu, tấn công Active online chúng ta có thể xác định được nó thuộc các dạng tấn công mật khẩu là:
Tấn công thụ động
Tấn công thụ động – Passive active chính là hình thức tấn công nhờ vào việc thu thập những thông tin của người dùng bằng cách áp dụng quá trình đánh chặn đường truyền mạng. Bằng việc tạo ra những tin nhắn, những trang web, hay email,… để người dùng truy cập và tiến hành nhập thông tin thì việc thu thập các tin tức liên quan sẽ tiến hành nhanh chóng, đơn giản và chi tiết.
Đó sẽ là những dữ liệu có liên quan trực tiếp tới tài khoản, tới mật khẩu cá nhân của người dùng. Hacker dễ dàng chiếm được những thông tin đó mà chúng ta hoàn toàn không hề biết được.
Tấn công phishing
Trong tấn công Active online thì tấn công phishing là một dạng phổ biến, khá thường xuất hiện. Lúc này, hacker sẽ tiến hành tạo ra một website giả mạo, nó sẽ rất giống với web thật ở giao diện, nội dung. Việc chúng ta bị lừa là điều dễ dàng gặp phải.
Người dùng khi truy cập vào website giả mạo này, tiến hành đăng nhập tài khoản bình thường với các thao tác như trên website thật. Bởi vậy mà mọi thông tin liên quan tới tài khoản, trong đó quan trọng nhất là mật khẩu sẽ bị hacker nắm bắt, thu thập được và đánh cắp nhanh chóng.
Xem thêm: Cách kiểm tra độ an toàn của liên kết
Tấn công rải rác
Bản chất của dạng tấn công mật khẩu này là việc hacker sẽ thực hiện việc tạo ra những ứng dụng, những phần mềm trong đó có chứa mã độc. Khi người dùng sử dụng phần mềm này thì mọi thông tin lưu trữ trên thiết bị mà chúng ta truy cập như máy tính, laptop, hay điện thoại,… đều sẽ bị thu thập và đánh cắp.
Không chỉ vậy, nó sẽ bao gồm cả tính năng, tên đăng nhập, hay mật khẩu ở những ứng dụng khác. Bởi thế, với tấn công Active online hoàn toàn có thể là dạng tấn công mật khẩu rải rác – distributed attack.
Password attack
Trong số nhiều dạng tấn công mật khẩu thì password attack là một dạng phổ biến. Kiểu tấn công Active online này là việc hacker sẽ trực tiếp trộm mật khẩu của người dùng dựa vào những suy đoán. Hiện tại có 3 hình thức chính được áp dụng sẽ là:
- Dictionary attack: tiến hành việc dò mật khẩu thông qua cách thử các mật khẩu phổ biến, hay dựa trên chính thông tin cá nhân của người dùng đã thu thập được.
- Brute force attack: dùng công cụ dò mập khẩu sẽ mang tới khả năng giúp nhập được nhiều mật khẩu trong cùng một lúc cho tới khi có thể đăng nhập thành công.
- Hybrid attack: thực hiện việc dò mật khẩu để đánh cắp bằng cách thêm số, hay thêm những kí tự vào mật khẩu.
Tấn công phá mã khóa
Tấn công phá mã khóa – Compromised-Key Attack được đánh giá là hình thức tấn công Active online khó và phức tạp nhất. Hacker tiến hành việc lấy mật khẩu, cũng như truy cập vào hệ thống nhờ vào việc phá các lớp bảo mật. Khi loại bỏ được các thuật toán mã hóa một cách phức tạp mới giúp quá trình phá các lớp bảo mật được thực hiện.
Khi áp dụng cách tấn công này được các hacker áp dụng đối với những tài khoản có độ bảo mật cao và phức tạp nhất. Lúc đó việc đánh cắp thông tin, dữ liệu để chiếm quyền quản lý tài khoản sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Tấn công khai thác lỗ hổng
Tấn công khai thác lỗ hổng – Exploit attack xét về bản chất khá giống với dạng tấn công phá mã khóa. Hacker lúc này không cần phải thực hiện phá cả hệ thống bảo mật, thay vào đó chỉ cần tìm kiếm và xác định lỗ hổng bảo mật, việc truy cập vào hệ thống có thể tiến hành dễ dàng.
Lúc này, các thông tin về tài khoản, mật khẩu đều dễ dàng bị đánh cắp một cách nhanh chóng dễ dàng và đơn giản như những gì mà hacker muốn. Đây cũng là một dạng tấn công mật khẩu khá thông dụng, thường gặp mà các hacker áp dụng.
Tấn công bộ nhớ đệm
Dạng tấn công bộ nhớ đệm – Buffer overflow là hình thức tấn công Active online bằng việc cố tình thực hiện tạo ra lỗi tràn bộ nhớ đệm. Một lượng thông tin lớn sẽ được hacker gửi trực tiếp tới ứng dụng đang nhắm tới, từ đó khiến tràn bộ nhớ và hệ thống sẽ xuất hiện lỗi. Trong hoàn cảnh này hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng từ đó chiếm lấy mật khẩu, thực hiện truy cập vào tài khoản dễ dàng để thực hiện các hành vi lừa đảo theo mục đích trước đó.
Tấn công không tặc
Tấn công không tặc – Hijack attack là tình trạng các hacker sẽ hướng tới việc chiếm lấy toàn quyền kiểm soát tài khoản của người dùng. Lúc đó, việc thực hiện mọi hành động trên tài khoản theo nhu cầu đều có thể hoàn thành được.
Tất cả các hành động ngay cả việc ngắt kết nối với mọi thứ xung quanh đểu có thể xử lý được. Thông thường, với dạng tấn công không tặc tiến hành bằng cách trộm TCP session, DNS, hoặc session ID, hay mã Cookie,… để đạt được mục tiêu hack tài khoản của người dùng.
Với những thông tin chia sẻ trên, KhoADS hy vọng giúp bạn hiểu được tấn công Active online là dạng tấn công mật khẩu nào. Khi hiểu giúp mỗi người có được những kiến thức hữu ích, nâng cao cảnh giác trong việc bảo vệ tài khoản cá nhân đối diện với tình trạng bị hacker tấn công, chiếm lấy. Đặt mật khẩu khó hơn, thay đổi thường xuyên, đồng thời hạn chế việc lưu mật khẩu tự động, hoặc bảo vệ thông tin cá nhân tối đa,… giúp giảm thiểu nguy cơ mất mật khẩu tài khoản, từ đó dẫn tới những hệ lụy không mong muốn.
Xem thêm: