Skip links
thiet ke website copyright

Copyright là gì? Kiến thức cần biết về quyền tác giả

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, một trong những đề tài gây nhức nhối nhất mà ai cũng dành một sự quan tâm nhất định đó chính là vấn đề liên quan đến bản quyền nói chung và bản quyền trong thiết kế nói riêng. Sau đó thuật ngữ Copyright xuất hiện và được nhiều người tìm kiếm và sử dụng hơn. Nhưng bạn đã hiểu được Copyright là gì và ý nghĩa nó có thể mang lại là gì chưa? Hãy cùng KhoADS tìm hiểu về Copyright trong bài viết này nhé!

Copyright là gì?

Copyright được dịch sang tiếng Việt và hiểu là quyền tác giả, dùng để biểu thị tính độc quyền của tác phẩm mà tác giả đã tạo ra. Copyright được sử dụng để bảo vệ những tác phẩm, những sáng tạo tinh thần để tránh các hành vi vi phạm bản quyền. Một số ví dụ về một số dạng tác phẩm có thể dùng bản quyền tác giả để bảo vệ: sáng tác nhạc, bài viết về văn học, khoa học, tranh vẽ, phim, những chương trình truyền hình và truyền thanh. Quyền tác giả có thể bảo vệ những quyền lợi cá nhân và cả lợi ích kinh tế của tác giả đó của mối liên quan với tác phẩm.

Theo công ước Berne thì luật bản quyền cho phép tác giả hưởng tác quyền đó đến trọn đời, và cộng thêm ít nhất 50 năm sau khi đã qua đời. Một số quốc gia thì tác quyền có khi được nâng thời hạn dài hơn.

Copyright là gì?

Copyright tại Việt Nam

Luật bản quyền ở Việt Nam đã có một số thay đổi để phù hợp hơn so với các nước châu Âu và châu Mỹ. Thường mọi người sẽ có suy nghĩ các tác phẩm được thiết kế sẽ kèm theo bản quyền là các ấn phẩm có đóng dấu riêng của tổ chức nào đó và sẽ thông báo đến các cơ quan quản lý nhằm công bố rộng rãi trên cổng thông tin. Thế nhưng ở Việt Nam, bản quyền trong thiết kế hay quyền tác giả được quy định một cách chi tiết trong Bộ Luật Dân sự vào năm 2005, theo Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ và Luật sở hữu trí tuệ. Dựa vào đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với tác phẩm chính mình sở hữu hoặc sáng tạo, gồm những quyền sau đây:

 1. Quyền Nhân Dân

  • Đặt tên cho tác phẩm.
  • Được đứng tên thật/ bút danh trên các tác phẩm. Khi tác phẩm được công bố hay sử dụng sẽ được nêu tên thật/ bút danh.
  • Công bố các tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.
  • Bảo vệ tác phẩm một cách toàn vẹn (không cho người khác chỉnh sửa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm bằng bất kỳ hình thức nào gây tổn hại đến uy tín và danh dự tác giả).

2. Quyền tài sản

  • Làm những tác phẩm phái sinh (là tác phẩm dịch sang các ngôn ngữ khác nhau, tác phẩm cải biên, biên soạn, phóng tác, chuyển thể, chú giải, tuyển chọn).
  • Biểu diễn trước công chúng với các tác phẩm.
  • Nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.
  • Truyền đạt tác phẩm qua các phương tiện vô tuyến, hữu tuyến hay mạng thông tin điện tử hoặc bất cứ phương tiện kỹ thuật nào.
  • Cho thuê bản sao hay bản gốc tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Tác phẩm sẽ được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là những tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn học và khoa học.

Kiến thức cần biết về quyền tác giả

Phân biệt giữa Copyright © – Trademark ™ – Registered ®

Phân biệt Copyright, Trademark và Registered

Đầu tiên, để có thể nắm rõ được luật bản quyền trong thiết kế thì trước nhất bạn cần biết cách phân biệt rõ giữa Copyright © – Trademark ™ – Registered ®. Ba cái tên này đều là các ký tự chứng nhận về mặt pháp lý nhằm bảo vệ các ý tưởng khỏi việc bị đánh cắp hay đạo nhái ý tưởng. Tuy chúng có chung mục đích nhưng được sử dụng khác nhau hoàn toàn.

Copyright ©

Copyright ©

Copyright © được dùng nhằm bảo vệ bản quyền tác phẩm kịch, âm nhạc, nghệ thuật và sở hữu trí tuệ. Tác phẩm tự động được bảo vệ bản quyền ngay khi được hoàn thành. Việc gắn biểu tượng © (hoặc có thể gắn đầy đủ chữ “Copyright” hay viết tắt “Copr”) là cách chỉ định quyền tác giả. Copyright © cho phép tác giả dùng tác phẩm trong những công việc khác, sao chép tác phẩm và phân phối những bản sao và quyền biểu diễn những tác phẩm đó trước đại chúng. Bạn có thể không đăng ký hoặc đăng ký quyền tác giả, tuy nhiên việc đăng ký vẫn giúp bạn bảo vệ quyền lợi cho các tác phẩm của mình một cách toàn vẹn và triệt để (có thể kéo dài được thêm đến 70 năm).

Trademark ™

Trademark ™ được dùng cho tên, từ ngữ, ký tự hoặc thiết bị nhằm phân biệt hàng hoá của người bán hoặc nhà sản xuất. Đối với logo và tên của thương hiệu đều sẽ được gắn biểu tượng ™ để biểu thị cho mọi người về việc sở hữu thiết kế và tên của công ty. Thế nhưng Trademark ™ không bảo vệ cho quyền lợi công ty về việc dùng tên riêng cho thương hiệu, tên và sản phẩm. Trường hợp nếu xảy ra vi phạm ví dụ như một số công ty khác dùng tên riêng tương tự cho công ty hay sản phẩm của họ thì công ty ban đầu phải chứng minh quyền sở hữu cho những tác tạo của mình. Nếu từ ban đầu công ty không đăng ký thương hiệu thì những biện pháp bảo vệ pháp lý sẽ không được thực hiện.

Trademark giúp phân biệt hàng hoá của người bán hoặc nhà sản xuất

Registration® (Registered Trademark)

Sau khi một nhãn hiệu được đăng ký thì thương hiệu của hãng sẽ hiện biểu tượng ®. Việc đăng ký thương hiệu này sẽ bảo vệ hình ảnh và tên công ty khỏi việc sử dụng hay đạo nhái từ các công ty khác. Trước khi muốn đăng ký thương hiệu, công ty bạn phải kiểm tra xem những mẫu thiết kế đồ hoạ, tên và hình ảnh đó đã được đăng ký bởi công ty nào khác chưa. Nếu trường hợp hình ảnh mà công ty bạn chọn hoặc sản phẩm bạn muốn đăng ký quá giống với sản phẩm và hình ảnh của công ty khác đã đăng ký trước đó thì đây có thể bị xem là vi phạm bản quyền sử dụng thương hiệu. Quá trình hoàn tất đăng ký thương hiệu tốn khá nhiều thời gian, nó có thể kéo dài từ 10 tháng hay thậm chí 1 năm để được duyệt. Sau khi đã đăng ký thành công thì quyền sử dụng độc quyền thương hiệu công ty bạn sẽ được kéo dài trong 10 năm.

Đăng ký thương hiệu với Registered Trademark

Các thông tin về luật bản quyền trong thiết kế mà bạn cần biết

  • Luật bản quyền được áp dụng trên cả mạng Internet.
  • Theo luật trên đất nước Mỹ, những gì sau khi bạn viết ra hay sáng tạo ra sẽ lập tức được bảo vệ ngay. Luật có hiệu lực với tác phẩm của bạn mà không cần phải khai báo từ khi mà nó được viết ra/ sáng tạo ra.
  • Bạn vẫn dùng được các thông tin có bản quyền qua việc trích dẫn. Có một lưu ý rằng đoạn trích không được vượt quá 500 từ hoặc 10% bài viết.
  • Khi bạn muốn dùng hoặc dịch sang các ngôn ngữ khác, bạn phải được tác giả cho phép.
  • Hãy tự tạo thói quen tôn trọng luật bản quyền, vì hầu như tất cả mọi thứ đều có bản quyền.
  • Khi bạn nói “Tôi không biết luật” là câu nói không hề giúp bạn biện hộ được cho sai phạm của mình khi bạn ra toà.
  • Khi chưa được tác giả cho phép, các bài viết dù đã dẫn link nguồn vẫn được cho là vi phạm bản quyền.
  • Tốt hơn hết, để tránh những rắc rối liên quan thì bạn cần xin phép trước khi sử dụng các thông tin có bản quyền.

Cách xác định bản quyền trong thiết kế và quyền sở hữu trí tuệ

Khi bạn chẳng may gặp những vấn đề về bản quyền và muốn chứng minh quyền của mình đối với tác phẩm và sản phẩm thì hãy giải quyết chúng theo các bước dưới đây:

  • Hãy tìm lại cụ thể ngày giờ mà bạn đã thiết kế ra sản phẩm đó hoặc là post bài viết đó.
  • Nguồn đến hình minh hoạ cho bài viết.
  • Liệt kê ra các ý tưởng ban đầu khi bạn thiết kế hay viết bài.
  • Chứng minh được xuất xứ bài viết.
  • Chụp ảnh màn hình lại các dữ liệu trong Database có thể chứng minh được thời gian sản phẩm được hoàn thành.
  • Ngày tháng cụ thể mà bạn đã lưu lại sản phẩm trong máy tính.
  • Bước cuối cùng là bạn hãy tìm nhân chứng có thể chứng minh cho bạn, có thể là những thành viên trong group, các diễn đàn nơi mà bạn đã công bố sản phẩm hoặc có thể là những người quen biết của bạn.

Xác định bản quyền trong thiết kế và quyền sở hữu trí tuệ

Các lầm tưởng về luật bản quyền về quyền tác giả và luật bản quyền

Có một sự thật là có khá nhiều người biết đến luật bản quyền trong thiết kế nhưng lại rất mơ hồ và thường xuyên có những suy nghĩ sai lệch về luật này. Dưới đây là một số trong những suy nghĩ sai lầm đó:

  • Sản phẩm không có chú thích bản quyền thì sẽ không có bản quyền.
  • Một khi đã công khai bài viết lên Internet thì không được đòi hỏi về bản quyền.
  • Đã đăng tải lên mạng thì sẽ hoàn toàn miễn phí.
  • Tác giả sẽ không làm gì được tôi.
  • Một khi gặp vấn đề về bản quyền, đấu tranh giành lại quyền tác giả sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và cực kỳ rắc rối.
  • Chỉ có những tổ chức, công ty lớn thì mới có quyền tác giả.
  • Vấn đề bản quyền phải nhờ đến luật sự và pháp luật can thiệp mới giải quyết được.
  • Tôi ở Việt Nam còn tác giả ở nước ngoài nên thôi không sợ.
  • Tôi làm vì mục đích chia sẻ và phi thương mại, cho nên tôi không vi phạm bất kỳ bản quyền nào.
  • Tôi không biết luật nghĩa là tôi vô tội.
  • Dù tôi chưa xin phép tác giả nhưng tôi đã có dẫn nguồn và link nên tôi không vi phạm.

Đừng mắc phải những sai lầm được nhắc đến, bởi chúng ta cũng đều là những con người đã và đang “trồng cây” sáng tạo từng ngày với tất cả nỗ lực, tâm huyết, mồ hôi nên ai cũng hiểu được để làm ra một tác phẩm, sản phẩm đều phải bỏ ra biết bao công sức mới có thể hoàn thành được. Vậy nên hãy tôn trọng bản quyền trong thiết kế của người khác như việc tự tôn trọng chính thành quả mà mình làm ra. Hy vọng KhoADS đã giúp bạn nắm rõ hơn Copyright là gì và những thông tin xoay quanh quyền tác giả trong thiết kế.

Xem thêm:

  • Branding là gì? Kiến thức cần biết về Branding
  • DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA Protected cho website
  • Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?

Comments are closed.

Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!
Tư vấn và bắt tay vào tìm kiếm khách hàng ngay hôm nay!