Phishing Email là gì?
Phishing Email (email giả mạo) là hình thức tấn công mạng bằng email gây ra thiệt hại to lớn và đặc biệt nguy hiểm đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Các hacker sẽ giả mạo thành doanh nghiệp với độ uy tín cao bất kỳ nào đó để thực hiện hành vi lừa đảo qua email.
Nếu như bạn mắc bẫy thì các thông tin tài khoản cá nhân, email doanh nghiệp, hệ thống mạng các doanh nghiệp đều bị xâm nhập vì bạn nhấn chọn vào các liên kết chứa mã độc mà hacker đã cài trong email lừa đảo.
Những nội dung của email giả mạo thường được tạo ra gần giống với giao diện email của các đơn vị uy tín như trường học, ngân hàng… khiến nhiều người dùng chưa có kinh nghiệm đối phó tình trạng này tưởng rằng đó là các ngân hàng họ đang có giao dịch gửi đến những email này. Việc bị mắc lừa khiến họ tin rằng email đó là thật tiếp đến người dùng sẽ dễ dàng cung cấp cho đối tượng xấu những thông tin cá nhân quan trọng như: mật khẩu giao dịch, mã pin thẻ tín dụng, mật khẩu đăng nhập hệ thống và các thông tin bảo mật quan trọng khác.
Các loại email lừa đảo (phishing email) thường gặp
Phishing Email được chia làm nhiều loại với nhiều hình thức và đối tượng tấn công khác nhau. KhoADS sẽ giới thiệu đến bạn 12 loại email lừa đảo giả mạo phổ biến nhất
1. Email đặt hàng giả mạo
Loại email giả mạo này sẽ nhắm đến mục tiêu là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đặt hàng. Người dùng sẽ ít suy nghĩ nhiều mà mở những email này ra xem bởi vì hộp thư của họ thường xuyên nhận được các đơn hàng.
2. Email thông báo Email overload data
Đây là hình thức thường gặp nhất của phishing email. Sau khi click vào liên kết nâng cấp dung lượng email là những mã độc được hacker cài sẵn trong liên kết đó sẽ xâm nhập vào hệ thống email của doanh nghiệp.
3. Email lừa đảo thanh toán bằng hình thức online
Thường khi bạn nhận được email thông báo về địa chỉ thanh toán không chính xác. Nội dung email sẽ đưa ra một yêu cầu “Để khắc phục sự cố này, bạn vui lòng nhấp vào đường link để cập nhật theo thông tin hướng dẫn”.
Đối với những thông tin thanh toán bạn đã từng thực hiện vài lần trước đó thì sẽ dễ dàng mắc câu của tin tắc. Trong liên kết bạn click vào sẽ là một website với giao diện giống với các trang đăng nhập bạn đã từng vào trước đây.
4. Email thông báo tài khoản bị xâm nhập
Nếu bạn nhận được email thông báo rằng tài khoản của bạn đang bị đăng nhập tại nơi khác, trong email còn đính kèm đường link xác minh lại quyền sở hữu và thay đổi mật khẩu mới. Lúc này bạn cần bình tĩnh không nên quá lo lắng mà click vội vào đường link dẫn đến mắc bẫy của hacker.
5. Mạo danh cơ quan nhà nước
Email giả mạo tổ chức chính phủ, cơ quan nhà nước được kẻ xấu tạo ra với diện mạo giống thật nhất. Nội dung trong những email này thường mang tính chất cảnh báo như: Quyền truy cập Internet sẽ bị thu hồi hoặc Tệp tải xuống của bạn có chứa tệp bất hợp pháp…
6. Email mạo danh chi cục Thuế
Đây là loại email giả mạo nhắm vào các bộ phận kế toán tài chính của các doanh nghiệp, họ sẽ dễ dàng bị mắc bẫy và cung cấp các thông tin quan trọng cho tin tắc. Vì bộ phận kế toán thường xuyên nhận được những thông báo, email từ chi cục thuế hoặc các vấn đề khác liên quan đến thuế.
7. Email trúng thưởng giả mạo
Khi bạn nhận được email thông báo rằng bạn đã trúng thưởng một giải gì đó thông qua quay số ngẫu nhiên hoặc mua hàng nên trúng thưởng nhầm kích thích lòng tham gây mất cảnh giác. Những email trúng thường đa số 90% là email giả mạo, bạn cần tỉnh táo tránh click vào liên kết nhận thưởng và cung cấp thông tin bảo mật cá nhân để không dính bẫy từ các hacker.
8. Email thông báo tài khoản quá hạn thanh toán
Bạn đang dùng email tên miền doanh nghiệp và bỗng nhiên nhận được email thông báo dịch vụ đã quá hạn thanh toán. Trong mail còn yêu cầu bạn phải đăng nhập vào hệ thống ngay lập tức để lưu trữ các dữ liệu quan trọng. Tất nhiên, trong email sẽ kèm theo liên kết để bạn đến trang đăng nhập nhanh nhất. Tuy nhiên, phía sau đường link đó luôn là những cạm bẫy hacker giăng ra để đánh cắp thông tin của bạn.
9. Giả mạo là nạn nhân
Giả mạo làm nạn nhân là hình thức lừa đảo qua mail phổ biến. Những kẻ xấu sẽ giả dạng đặt hàng từ bên bạn nhưng không nhận được phản hồi hay sản phẩm nào gửi về. Chúng còn gửi lời cảnh báo sẽ báo cáo lên chính quyền địa phương nếu bạn không đưa ra lời giải thích nào cho tình trạng này. Trong email có đính kèm theo liên kết để bạn để lại phản hồi với bên mua hàng, tài khoản của bạn sẽ bị xâm nhập ngay lập tức nếu đăng nhập vào liên kết này.
10. Email giả mạo thông báo rút tiền
Email dạng này khá phổ biến với 1 đường link và biểu mẫu bên trong yêu cầu bạn đầy đủ thông tin cần thiết để xác minh quyền sở hữu tài khoản. Đừng vội vàng cung cấp thông tin để bị mắc bẫy của những kẻ xấu.
11. Email kiểm tra giả mạo
Nếu bạn bỗng nhiên nhận được email thông báo rằng hệ thống email business đang tiến hành kiểm tra (check up) hãy điền vào biểu mẫu được cung cấp sau đây để yêu cầu xác minh. Bạn sẽ mất toàn bộ thông tin email của mình nếu thực hiện theo những yêu cầu từ email lừa đảo này.
12. Giả mạo làm người quen cũ
Bạn cần cẩn thận với những email có tên giống với một người thân, người quen cũ hoặc đồng nghiệp cũ với nội dung cần vay một số tiền và hứa hẹn trả lại ngay sau đó. Để kiểm tra loại email này có đáng tin hay không, bạn cần hỏi những người liên quan trong mối quan hệ đó.
Làm thế nào để nhận biết email lừa đảo
Đa số phần lớn email đều sẽ được hệ thống lọc tự động, một số trường hợp ngoại lệ xảy ra bạn sẽ thấy email lừa đảo xuất hiện tại Hộp thư đến. Dưới đây là những cách giúp bạn nhận biết đâu là những Phishing email.
Xem email nhưng không nhấp vào link
Hình thức lừa đảo qua email phổ biến nhất của các hacker chính là đính kèm vào liên kết có chứa mã độc và kêu gọi người dùng click vào đường dẫn đó. Các file, đường link này đều chứa nhiều phần mềm gián điệp, virus, phần mềm độc hại. Những phần mềm gây hại này sẽ đánh cắp thông tin, làm hỏng file trong máy tính của bạn hoặc lấy được nhiều thông tin cá nhân quan trọng, mật khẩu ngân hàng, mật khẩu email…
Yêu cầu bạn khai báo thông tin cá nhân
Một đơn vị hợp pháp uy tín như ngân hàng hay doanh nghiệp chính thống sẽ không bao giờ bắt buộc bạn phải cung cấp thông tin cá nhân qua email. Vì thế bạn tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân của mình dối với những email yêu cầu khai báo thông tin.
Dùng lời lẽ kêu gọi khẩn cấp
Email giả mạo thường có những câu nói tạo cảm giác vội vã, cấp bách khiến người dùng mất cảnh giác. Đây là chiến thuật lừa đảo tinh vi bạn cần tỉnh táo để tránh, nên cảnh giác trước những câu nói cần bạn giải quyết nhanh như “tài khoản đang bị nỗ lực đăng nhập trái phép từ nơi khác” hoặc “tài khoản của bạn đang bị khoá vì dính vi phạm”…
Xem kỹ thông tin chi tiết trong email
Phishing email thường sẽ không có chữ ký doanh nghiệp hoặc thông tin liên hệ cụ thể mà chỉ có chung chung hoặc không có, nếu là một doanh nghiệp hợp pháp chắc chắn trong email luôn luôn cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ chi tiết.
Cách phòng tránh phishing email hiệu quả
- Luôn đặt bản thân trong trạng thái cảnh giác: Giữ cho bản thân tâm lý vững vàng trước những email cảnh báo và bắt buộc bạn cung cấp thông tin cá nhân cho chúng. Nếu bạn nảy sinh nghi ngờ tuyệt đối không nhập vào những đường link lạ được cung cấp trong email.
- Dùng công cụ quét mã độc, diệt virus: Nếu vô tình bạn click vào đường link trong email lừa đảo thì có khả năng cao máy tính của bạn đã bị nhiễm mã độc. Lúc này sử dụng các công cụ quét mã độc để tìm kiếm và loại bỏ chúng trước khi tình hình tồi tệ hơn.
- Kiểm tra lỗi chính tả trong email: Những văn bản được gửi trong email lừa đảo thường sử dụng công cụ dịch tự động, chắc chắn điều này sẽ dẫn đến có một số lỗi chính tả hoặc sai ngữ pháp. Một tổ chức, doanh nghiệp uy tín chắc chắn sẽ không mắc những lỗi này. Bạn cần cảnh giác nếu email nhận được mắc nhiều lỗi chính tả
- Dựa vào trực giác: Chắc chắn rằng bạn không thể trúng thưởng khi mua hàng mà vốn dĩ bạn còn không biết cửa hàng đó hoặc ngân hàng cũng sẽ không liên lạc với bạn qua email nếu như bạn chưa từng đến giao dịch tại ngân hàng đó. Bạn nên tỉnh táo nhận biết những dấu hiệu lừa đảo để tránh bị tấn công qua email bởi các hacker. Đặc biệt không đưa mật khẩu, thông tin bảo mật cá nhân cho bất kỳ ai.
Một số câu hỏi về phishing email (email lừa đảo)
Điều gì xảy ra nếu bạn mở email giả mạo?
Việc mở email giả mạo vốn dĩ không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu bạn nhấp vào đường link có chứa mã độc do chúng cung cấp thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: đánh cắp thông tin dữ liệu, xâm nhập vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp, xâm nhập vào tài khoản cá nhân gây nhiều tổn thất về tài chính. Một cú nhấp chuột sai lầm có thể dẫn đến nhiều hậu quả bạn không lường trước được vì vậy hãy luôn cẩn thận trước những đường link.
Những hacker lấy được địa chỉ email của bạn như thế nào?
Những hacker lựa chọn hình thức tấn công qua email thường sử dụng những công cụ riêng để quét website và thu thập địa chỉ email của người dùng. Ngoài ra, nếu bạn công khai địa chỉ email của mình trên nền tảng Internet thì những kẻ có mục đích xấu sẽ dễ dàng tìm ra được.
Phishing Email là hình thức lừa đảo, tấn công mạng qua email gây nhiều nguy hiểm cho nạn nhân bị dính bẫy. Hy vọng qua nhữnng thông tin trên mà KhoADS đã cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về Phishing Email là gì cũng như cách nhận biết và phòng tránh một email giả mạo lừa đảo.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu về tấn công từ chối dịch vụ DDOS
- Local Attack là gì? Cách phòng chống Local Attack hiệu quả
- Cần biết gì để tối ưu bảo mật website?